iPad Pro 2020 bị “mổ bụng” lần hai, tiết lộ những khác biệt giữa LiDAR và Face ID

“Nội tạng” của mẫu iPad Pro mới nhất khá tương đồng với thế hệ trước, tuy nhiên độ nhạy của cảm biến LiDAR lại không giống cụm camera TrueDepth.

“Mổ bụng” một sản phẩm đến 2 lần chỉ trong vòng vài ngày, và tất cả những gì chúng ta được thấy chỉ là một đoạn video ngắn gọn, được quay trong bối cảnh tự cách ly, không phải là điều các chuyên gia tại iFixit thường làm. Tuy nhiên, mọi thứ vẫn diễn ra theo đúng những quy trình sửa chữa thông thường, với một vài sự khác biệt nho nhỏ.

Tách rời màn hình của iPad Pro với phần còn lại của máy đòi hỏi phải dùng đến một bộ gảy guitar và máy sấy, thay vì dùng miếng đệm làm ấm để khiến keo dính chảy ra. Giống như iPad Pro 2018, các chuyên gia phải vặn mặt lưng một chút để tháo các sợi cáp và tấm chắn được vặn ốc trước khi tách rời nó ra hoàn toàn.

iFixit “mổ bụng” iPad Pro 2020

Mô-đun camera mới được tách biệt bằng vài con ốc, bên trong chứa một mô-đun góc siêu rộng 10MP cùng với một camera góc rộng 12MP, và cảm biến LiDAR mà trong lần mổ bụng trước đây chúng ta đã biết được cấu thành từ hai mô-đun được đậy nắp và xếp chồng lên nhau. Theo dự đoán thì các mô-đun này có chứa một bộ truyền tín hiệu VCSEL và một cảm biến nhận tín hiệu, trong đó bộ truyền sẽ bắn ra một dãy chấm hồng ngoại mà cảm biến có thể nhận diện được.

Bằng cách sử dụng một camera hồng ngoại, các chuyên gia iFixit phát hiện ra rằng hệ thống LiDAR bắn ra một loạt chấm hồng ngoại theo mô hình thông thường, ít hơn đáng kể so với số chấm hồng ngoại của camera TrueDepth. Bởi LiDAR không được thiết kế dành cho các ứng dụng theo kiểu Face ID, dường như nó chỉ dành cho các tác vụ ánh xạ độ sâu đơn giản trên một phạm vi rộng hơn chứ không dành cho đo đạc chính xác các đặc tính trên khuôn mặt.

iPad Pro 2020 bị “mổ bụng” lần hai, tiết lộ những khác biệt giữa LiDAR và Face ID - Ảnh 2.

Các chấm hồng ngoại từ LiDAR (trái) và Face ID (phải)

Các camera trước tập trung trên một tổ hợp đơn nhất, với phần cứng tương tự như mô-đun đời trước. Cổng USB-C vẫn được thiết kế theo kiểu mô-đun ở phần đáy máy, thay vì được hàn cứng lên bảng mạch, giúp việc sửa chữa dễ dàng hơn.

Bảng mạch logic – giống như mọi mẫu iPad khác – được dán cứng ở trong, với dây nhợ chạy bên dưới, và được bảo vệ bởi hai cell pin lớn. Bảng mạch này có chip A12Z Bionic với 6GB RAM, tăng thêm 2GB so với các đời trước.

Pin được cố định bằng keo có thể kéo dãn, một số khu vực được dán bằng keo thường nên vẫn rất khó để thay thế. Hai cell pin có tổng dung lượng 36,59 watt-giờ, giống như đời trước.

Kết luận của iFixit đưa ra sau khi hoàn thành lần “mổ bụng” thứ hai là iPad Pro 2020 có “quy trình sửa chữa khá khó chịu” dù chỉ mang lại những nâng cấp nhỏ cho người dùng. Việc sử dụng keo dính và cần dụng cụ nạy mới mở được máy đã buộc iFixit phải cho chiếc tablet mới nhất của Apple điểm số sửa chữa 3/10.

Tham khảo: AppleInsider

Trải nghiệm iPad Pro 2020 từ góc nhìn của người chưa bao giờ dùng máy tính bảng

Một người chưa bao giờ sử dụng máy tính bảng sẽ thấy thế nào khi lần đầu cầm và làm việc trên chiếc iPad Pro 2020?

iPad Pro: thiếu hay thừa?

Nhiều người bạn từng nói với tôi rằng iPad là món đồ công nghệ không mua thì thấy thiếu, nhưng mua xong thì lại thấy thừa, có khi còn ví von rằng mua về chỉ làm đẹp đội hình là chính. Vì nghe những ý kiến như thế nên tôi vô tình bị áp ý nghĩ này vào đầu, dần rồi ý định mua iPad cho bản thân cũng không còn đó nữa.

Nhưng rồi mới đây khi iPad Pro 2020 ra mắt và xem xong clip quảng cáo của Apple hướng dẫn cách sử dụng máy tính thế nào cho đúng, ý nghĩ tìm mua 1 chiếc iPad đã bắt đầu quay lại trong tôi.

uQuảng cáo iPad Pro.

Cũng phải nói thêm rằng, tôi là người sử dụng nhiều hệ sinh thái khác nhau, với máy tính làm việc thì chọn MacBook, máy tính để bàn ở nhà chạy Windows ráp từ thời sinh viên chơi game, điện thoại chính là iPhone còn phụ là một chiếc Samsung. Tuyệt nhiên, cả đời tôi chưa lần nào sở hữu một chiếc máy tính bảng cả. Thế nên trước khi quyết định “tất tay” cho duyên mới này hay không, tôi tìm mượn bằng được chiếc iPad Pro mới để trải nghiệm thử hai ngày, xem như là demo cái đã.

Trải nghiệm iPad Pro 2020 từ góc nhìn của người chưa bao giờ dùng máy tính bảng - Ảnh 2.

Cũng may là tìm được con máy để trải nghiệm trước ngày cách ly toàn xã hội, giờ thì ở nhà vọc vạch thôi nào!

Cầm “lẻ” thì thiếu, lắp đủ đồ chơi thì ngon

Khi dùng lần đầu, tôi chợt nhận ra có lẽ như iPad Pro sinh ra không phải là để cầm trên tay trong thời gian dài, dù là phiên bản 11 inch nhưng cầm 1 lúc thì cũng mỏi nhừ cả tay. Và tôi nghĩ nếu cầm trên tay thì rõ ràng chiếc máy tính bảng này không khác gì một chiếc smartphone phóng lớn, chẳng có thể làm gì được ngoại trừ đọc báo/sách hay lướt Facebook. Chơi game trên màn hình lớn nhìn mọi thứ rõ nét cũng thích thật, nhưng thao tác cực khó.

Nhưng mục đích của tôi đâu chỉ có giải trí, iPad này phải phục vụ được cả công việc nữa! Thế là buổi chiều lại cặm cụi đi tìm mượn thêm phụ kiện và đến lúc này tôi mới nhận ra iPad chỉ có thể “full công lực” khi có đủ hết tất cả các món đồ chơi kèm theo. Bạn sẽ không thể ngồi xem phim cả buổi nếu không có chỗ tựa cho iPad, hay cũng không thể gõ văn bản cả ngày bằng cách chạm cảm ứng mãi được.

Trải nghiệm iPad Pro 2020 từ góc nhìn của người chưa bao giờ dùng máy tính bảng - Ảnh 4.

Một chút góc #LàmỞNhà. “Full công lực” cho iPad Pro khi có bàn phím và chuột.

Đây là cover Folio cho iPad Pro 2018 tôi mượn để tạm lên cho có chỗ đứng, phần khoét camera theo kiểu 2018 nên hơi cấn đôi chút nhưng vẫn có thể đặt lên dùng được. Bàn phím kèm theo cover này nhìn chung gõ cũng ổn nhưng dùng thời gian dài có lẽ không đủ phê.

Sau nửa ngày dùng, tôi quyết định hỏi mượn tiếp bàn phím khác, lần này may mắn có được Magic Keyboard. Kết nối xong, gõ và nghe tiếng tách tách từ bàn phím nghe sướng hơn hẳn, thậm chí lúc quay trở về với chiếc Macbook Pro 2019 tôi còn cảm giác bị “tụt mood” vì bàn phím cánh bướm quá chán. 

Nhìn chung, iPad Pro được kèm phụ kiện thì quá là tuyệt!

Hệ điều hành iPad OS mới: Mượt, dễ làm quen, đa nhiệm cực thích

Cảm nhận phần lớn thời gian sử dụng chiếc iPad Pro 2020 này của tôi là hài lòng, và tất nhiên hệ điều hành iPad OS góp công rất lớn để trải nghiệm này được “thăng hoa”. Là một người chưa bao giờ dùng máy tính bảng như tôi, bước vào thế giới của iPad OS hóa ra lại vô cùng dễ dàng và chỉ vài phút là đã quen gần như tất cả.

Và phải nói rằng, tôi rất thích từng chi tiết nhỏ nhưng mang đến trải nghiệm lớn cho người dùng của Apple. Chẳng hạn như khi tôi kết nối iPad với chuột ngoài, trỏ chuột sẽ xuất hiện theo dạng chấm tròn màu xám mờ, không quá to khiến “gai mắt” nhưng cũng không quá nhỏ để tôi có thể nhận ra nó đang ở đâu trên màn hình này.

Và khi đưa trỏ đến gần các thanh công cụ hay icon ứng dụng , nó sẽ tự động “hoà nhập” lại để thao tác dễ hơn, đỡ bị trượt khi click vào.

Trải nghiệm iPad Pro 2020 từ góc nhìn của người chưa bao giờ dùng máy tính bảng - Ảnh 7.
Trải nghiệm iPad Pro 2020 từ góc nhìn của người chưa bao giờ dùng máy tính bảng - Ảnh 8.

Hay như muốn chia màn hình, tôi chỉ cần vài thao tác kéo thả là có thể làm việc song song, một bên là trang web thông tin cần Google và một bên là để Docs gõ bài. Mọi thứ rất mượt và trôi chảy, gần như không có độ trễ nào là điều mà tôi rất thích khi làm việc multitask trên iPad Pro này.

Trải nghiệm iPad Pro 2020 từ góc nhìn của người chưa bao giờ dùng máy tính bảng - Ảnh 9.

Ngoài ra tôi cũng có thể linh hoạt sử dụng giữa chuột, bàn phím lẫn màn hình cảm ứng tùy theo từng tình huống. Theo cảm nhận cá nhân, vuốt thoát hoặc multitask cửa sổ bằng ngón tay nhanh hơn rê chuột, hay tô chọn một đoạn văn bản bằng cảm ứng với tôi vẫn nhanh hơn là dùng chuột kèm bàn phím. Mỗi thứ đều có cái hay riêng và khi ta biết tận dụng hết thì thao tác còn nhanh hơn cả laptop.

Thực chất công việc của tôi không đòi hỏi nhiều thứ phức tạp, chỉ cần một thiết bị có khả năng multitask tốt, chia đôi màn hình được và hoạt động mượt mà là đủ. Ở iPad Pro 2020 này, tôi thấy nó hội tụ đủ những thứ tôi cần.

Có thể nhiều bạn cho rằng, một chiếc laptop cũng có thể làm được, tại sao lại cần tablet nữa? Đúng, nhưng với những ngữ cảnh của riêng cá nhân tôi, thì nó lại hoàn toàn hợp lý hơn tất thảy các laptop khác.

Chỉ so riêng với Macbook Pro 13 mà tôi đang sử dụng, iPad Pro gọn nhẹ hơn nhiều mà lại mang tính cơ động không kém, tôi có thể ngồi bất cứ đâu thoải mái, từ nhà ra phố, từ phòng ngủ cho tới phòng ăn, khi không cần dùng đến thì bỏ vào balo cũng gọn hơn hẳn với Macbook. 

Trải nghiệm iPad Pro 2020 từ góc nhìn của người chưa bao giờ dùng máy tính bảng - Ảnh 12.

Thao tác phím tắt khá giống MacOS

Trải nghiệm iPad Pro 2020 từ góc nhìn của người chưa bao giờ dùng máy tính bảng - Ảnh 13.

Lại còn thoải mái kết nối với ổ cứng để đọc dữ liệu.

Hay nếu thích ngồi tại bàn làm việc, tôi có thể mở rộng không gian hiển thị hơn bằng cách biến iPad thành màn hình thứ hai cho Macbook cũng được.

Chưa kể đến là khi tối đến muốn cho người nhà xem video cùng thì cứ việc bật Netflix lên và “trao tay”, không cần phải quá lo lắng đến việc đưa cả một chiếc laptop chỉ để ngồi coi phim hay Youtube.

Và với công việc hiện tại, iPad Pro này có thể đáp ứng đầy đủ cho tôi, từ gõ bài, lọc ảnh từ thẻ nhớ máy ảnh, hậu kỳ ảnh, dựng thành bài viết hoàn chỉnh mà không gặp bất kỳ khó khăn nào. Tất cả những dòng chữ, những hình ảnh đã được chỉnh sửa mà bạn xem ở toàn bộ bài viết này, đều được chính tay tôi thực hiện ngay trên chiếc iPad.

Trải nghiệm iPad Pro 2020 từ góc nhìn của người chưa bao giờ dùng máy tính bảng - Ảnh 14.

Bài viết này được hoàn thành từ trên chính màn hình iPad Pro 2020.

Tất nhiên hiệu năng của iPad Pro không chỉ gói gọn với những công việc của tôi ở trên. Với khả năng kết hợp cùng bút Apple Pencil, chiếc tablet này sẽ rất hữu dụng với những bạn làm nghề đồ họa, sáng tạo nội dung… có thể mang đi bất cứ đâu để làm việc lẫn giải trí.

Trải nghiệm iPad Pro 2020 từ góc nhìn của người chưa bao giờ dùng máy tính bảng - Ảnh 15.

Hình mẫu cho giải trí tại gia

Chưa bao giờ tôi thấy việc giải trí tại gia lại cần nhiều như lúc này, khi mà chúng ta buộc phải ở nhà để chung tay ngăn ngừa dịch bệnh lây lan và những thiết bị điện tử bên cạnh sẽ là bạn đồng hành trong những ngày dài này.

Màn hình có độ sáng 600 nits với độ phủ màu rộng giúp iPad Pro có thể truyền tải được các nội dung video rất đã mắt dù ở trong nhà hay ngồi ngoài vườn có ánh nắng chói chang. Điểm cộng của màn này còn nằm ở chỗ có độ làm tươi 120 Hz, vì vậy từ việc vuốt cuộn trên web, sách e-book hay xem phim đều rất mướt.

Điều khiến tôi ấn tượng tiếp theo là hệ thống loa. Chạy thử một tập phim Money Heist trên Netflix, tôi hơi giật mình vì âm lượng của máy quá lớn, tất cả là vì nó có đến 4 loa chia đều cho 2 cạnh bên (khi đặt theo chiều dọc thì 2 loa hướng lên và 2 loa hướng xuống). Ngoài âm lượng lớn, chất lượng âm thanh của chiếc tablet này theo tôi đánh giá ở mức khá ổn, tức có thể xem phim, nghe nhạc ở mức thưởng thức vừa đủ, các dải âm không bị lấn vào nhau còn để nói về xuất sắc thì gần như không hề có.

Trải nghiệm iPad Pro 2020 từ góc nhìn của người chưa bao giờ dùng máy tính bảng - Ảnh 17.

Chia sẻ một thiết bị như thế này cho mọi người trong gia đình, cùng biến nó thành một món công nghệ để giải trí tại gia thì sẽ rất tuyệt. Bố có thể đọc tin tức, mẹ xem Youtube hướng dẫn nấu ăn, còn tôi thì xem Netflix trước khi đi ngủ.

Thứ tôi chưa thực sự cảm thấy thoải mái với chiếc iPad Pro này chính là chơi game. Màn hình của nó quá to để có thể cầm trên tay thao tác, nhất là với các tựa game đòi hỏi phải xử lý liên tục như PUBG Mobile hay Liên Quân Mobile thì tôi đành chịu thua. 

Trải nghiệm iPad Pro 2020 từ góc nhìn của người chưa bao giờ dùng máy tính bảng - Ảnh 18.

Nếu giải trí nhẹ nhàng một vài game Arcade thì có lẽ sẽ phù hợp với chiếc máy này hơn.

Đôi chút về camera, dù biết rằng camera trên iPad Pro năm nay cũng được nâng cấp nhiều, nhưng cá nhân tôi không thích dùng đến nó, vì ai cần cầm một chiếc máy tính bảng to nặng để chụp đâu chứ. Với tôi, cứ đưa iPhone lên chụp, sau đó chuyển nhanh qua AirDrop và chỉnh sửa ngay trên iPad rồi đăng lên mạng xã hội hoặc dùng để viết bài tiện hơn rất nhiều. Apple có một hệ sinh thái như thế, chỉ cần tận dụng là sẽ thấy nó hoạt động kết nối với nhau vô cùng hiệu quả.

Trải nghiệm iPad Pro 2020 từ góc nhìn của người chưa bao giờ dùng máy tính bảng - Ảnh 19.

Trông cụm camera mới hấp dẫn đấy, nhưng đó không phải là thứ mà tôi quan tâm.

Kết luận

Sau 2 ngày trải nghiệm nhanh, một người bạn có hỏi tôi rằng cảm nhận về chiếc máy này thế nào? Có tù túng so với laptop mà tôi đang dùng hay không? Tôi đã suy nghĩ rất nhiều và hôm nay sau khi trả máy, tôi đã nhận ra chính iPad Pro này mang đến cho tôi một trải nghiệm rất riêng. Nó không hề tù túng như cái cách mà Apple làm với iOS, nhưng ngược lại lại mang đến cảm giác sử dụng vô cùng tự do, từ công việc bàn giấy cho đến công việc sáng tạo và cả giải trí.

Nhưng, sự tự do ấy muốn có được cũng phải đánh đổi khá nhiều, đó là giá thành. Thật sự thì giá thành của một chiếc iPad Pro này, dù là 2018 hay 2020 cũng vẫn còn khá chát, chưa kể ta phải cần trang bị thêm cover, bàn phím và thậm chí là chuột thì trải nghiệm ấy mới hoàn toàn tự do.

Cuối cùng, quay trở lại với những ý kiến mà ngày trước tôi bị áp đặt vào, rằng “iPad là món đồ không mua thì thấy thiếu, nhưng mua rồi lại thấy thừa”, tôi nghĩ có lẽ thời điểm ấy họ đã đúng, vì có thể iPad khi ấy chưa hoàn chỉnh, hoặc OS chưa được chuyên nghiệp để có thể làm được nhiều thứ hơn. Nếu là tôi khi ấy, chọn chiếc iPad từ nhiều năm trước, có lẽ cũng sẽ sớm bán đi; nhưng với iPad hiện tại, có lẽ tôi phải bỏ ống heo từ bây giờ để sớm “kết duyên” cùng nó trong tương lai.

Cảm ơn CellphoneS đã hỗ trợ tôi thực hiện bài viết này.

Máy tính bảng ngày nay đã đủ tốt để làm việc tại nhà, nhưng nên mua loại nào, giá bao nhiêu?

Trước đây, máy tính bảng là món đồ công nghệ chưa thực sự hữu dụng cho những đối tượng cần làm việc văn phòng, tuy nhiên trong bối cảnh hiện tại, sự xuất hiện của dòng sản phẩm này đang trở thành ứng cử viên số 1 khi làm việc tại nhà.

Nói đến đối tượng văn phòng, chúng ta có thể hiểu được sản phẩm hỗ trợ đắc lực nhất cho họ mỗi ngày đến công ty chính là chiếc máy tính để bàn. Tuy nhiên trong thời điểm dịch Covid-19 hiện tại khiến mọi người buộc phải ở nhà làm việc, những chiếc máy tính để bàn bỗng dưng trở thành “gánh nặng” mà không ai muốn phải đem về.

Máy tính bảng ngày nay đã đủ tốt để làm việc tại nhà, nhưng nên mua loại nào, giá bao nhiêu? - Ảnh 1.

Cũng từ lý do đó, các sản phẩm mang tính cơ động hơn đã trở thành bạn đồng hành mới cho giới nhân viên văn phòng làm tại nhà những ngày này, trong đó có thể kể đến là laptop và máy tính bảng. Với laptop, vấn đề đầu tiên được đặt ra là kinh phí, bởi không phải ai cũng có thể đầu tư một chiếc laptop để sử dụng trong vài tháng rồi trở thành món đồ thừa thãi khi sau này lên công ty đã có máy tính bàn.

Ngược lại, máy tính bảng trở thành ứng cử viên sáng giá khi nó có thể đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau, vừa có thể làm việc khi cần thiết, video call mọi lúc mọi nơi, theo bạn từ phòng khách cho đến sofa, giường ngủ và đặc biệt hơn cả là mang tính giải trí cơ động cao, dù là sau khi hết dịch vẫn còn nhiều mục đích sử dụng.

Máy tính bảng ngày nay đã đủ tốt để làm việc tại nhà, nhưng nên mua loại nào, giá bao nhiêu? - Ảnh 2.

Tất nhiên, máy tính bảng sẽ khó thực thi được những tác vụ nặng ký, giải quyết những bảng tính dài hàng nghìn dòng, nhưng ở khía cạnh người dùng văn phòng cơ bản, chúng dư sức xử lý được cùng với sự kết nối của điện toán đám mây.

1. iPad Pro – từ 19,3 triệu (bản 2018) hoặc từ 22,9 triệu (bản 2020)

Đơn cử như ở iPad Pro, đây là một trong những ứng cử viên sáng giá nhất trong các sản phẩm tablet hiện nay. Với màn hình từ 11 inch cho đến 12,9 inch, diện tích hiển thị của chiếc máy tính bảng này gần như tương đương với các dòng laptop văn phòng hiện nay nhưng kích thước chỉ bằng một nửa.

Máy tính bảng ngày nay đã đủ tốt để làm việc tại nhà, nhưng nên mua loại nào, giá bao nhiêu? - Ảnh 3.

Khi cần làm các công việc gõ văn bản, người dùng có thể kết nối với bàn phím bluetooth, lên các dịch vụ điện toán đám mây để làm việc là đã giải quyết xong mọi thứ. Còn khi giải trí, iPad Pro có thể cầm theo bất cứ đâu trong góc nhà để xem phim hoặc chơi game tùy thích.

Máy tính bảng ngày nay đã đủ tốt để làm việc tại nhà, nhưng nên mua loại nào, giá bao nhiêu? - Ảnh 4.

Ngoài ra, iPad Pro còn là trợ thủ đắc lực cho những đối tượng người dùng làm việc ở lĩnh vực nghệ thuật. Kết hợp cùng Apple Pencil, iPad Pro có thể tự biến thành một bàn vẽ lớn để người dùng có thể thoải mái sáng tạo.

2. Surface Pro 7 – từ 16,5 triệu đồng

Nếu đã quen với nền tảng Windows và muốn có sự đồng bộ dữ liệu từ công ty về đến nhà và ngược lại, có lẽ Surface Pro sẽ là dòng máy phù hợp với đối tượng người dùng có nhu cầu này.

Bên cạnh ưu điểm dễ dàng đồng bộ hóa trên nền tảng Windows, Surface cũng hỗ trợ các ứng dụng Office của Microsoft tốt hơn đối thủ đến từ Apple. Ngoài ra, có sẵn chân đế ngay trên thân máy (gập theo nhiều góc độ khác nhau) cũng là một điểm ăn tiền khác của dòng máy này so với iPad Pro, khi buộc phải mua thêm phụ kiện rời.

Máy tính bảng ngày nay đã đủ tốt để làm việc tại nhà, nhưng nên mua loại nào, giá bao nhiêu? - Ảnh 5.

Điểm qua cấu hình của sản phẩm này, ta có màn hình 12,3 inch và khi kết hợp với Surface Pen cũng có thể biến thành bàn vẽ kỹ thuật số vô cùng lý tưởng. Vi xử lý có nhiều tùy chọn khác nhau và cơ bản nhất là Core i3-1005G1 với mức giá khởi điểm cũng “nhẹ gánh” hơn hẳn iPad Pro 11″.

Máy tính bảng ngày nay đã đủ tốt để làm việc tại nhà, nhưng nên mua loại nào, giá bao nhiêu? - Ảnh 6.

3. Galaxy Tab S6 – 18,5 triệu đồng

Ứng cử viên cuối cùng và cũng có phần cạnh tranh rất khốc liệt, chạy trên hệ điều hành Android chính là Galaxy Tab S6 đến từ nhà Samsung. So với đời trước, phiên bản mới lần này có nhiều thay đổi về ngoại hình, mỏng và sang trọng hơn.

Máy tính bảng ngày nay đã đủ tốt để làm việc tại nhà, nhưng nên mua loại nào, giá bao nhiêu? - Ảnh 7.

Với màn hình 10,5 inch Super AMOLED, tuy không gian hiển thị kém hơn chút đỉnh so với 2 đối thủ ở trên nhưng bù lại mang đến sự gọn nhẹ hơn, phù hợp với nữ giới. Về hiệu năng Tab S6 trang bị chip Qualcomm Snapdragon 855 8 nhân, RAM 6 GB cùng bộ nhớ ROM 128 GB cho hoạt động nhanh chóng.

Máy tính bảng ngày nay đã đủ tốt để làm việc tại nhà, nhưng nên mua loại nào, giá bao nhiêu? - Ảnh 8.

Bên cạnh đó, Samsung cũng cho biết viên pin 7.040 mAh cho thời gian phát video lên đến 15 giờ liên tục, có thể thoải mái dùng cả ngày trước khi cắm sạc lại khi đi ngủ. Một điểm cộng nhỏ mà cả hai sản phẩm đối thủ không trang bị là khóa vân tay ngay trên màn hình, giúp bảo mật dữ liệu của người dùng tốt hơn. 

Máy tính bảng ngày nay đã đủ tốt để làm việc tại nhà, nhưng nên mua loại nào, giá bao nhiêu? - Ảnh 9.

Tất nhiên khi kết hợp đủ phụ kiện thì chiếc máy tính bảng này cũng chẳng hề thua kém laptop đâu.

Tình hình dịch bệnh hiện tại đã thay đổi tất cả, và khi con người chuyển sang mô hình làm việc online, những thiết bị mang tính cơ động như máy tính bảng đã bắt đầu thu hút được sự chú ý nhiều hơn. Biết đâu trong thời gian tới, đây sẽ là sản phẩm chủ lực để các hãng đầu tư phát triển, về cả phần cứng lẫn phần mềm bên trong để vận hành chuyên nghiệp hơn, hãy chờ xem.

iPad Pro 2020 không phải là chiếc iPad “trong mơ” của Apple

Sau gần 17 tháng, Apple đã tung ra một bản cập nhật mới cho iPad Pro. Đây có thể nói là một bước tiến lớn đối với dòng sản phẩm iPad, nhưng lại không phải là cuộc cách mạng mà Apple đã dự định.

So với các thế hệ iPad trước đây, chiếc iPad Pro mới nhất là một kỳ quan công nghệ. Nó đã đi được một chặng đường dài, mang đến những cải tiến lớn cả về phần cứng lẫn phần mềm. iPad Pro 2020 quả thực là chiếc iPad tốt nhất từng được tung ra.

Nhưng khi so sánh với mẫu 2018, mẫu 2020 dường như còn thiếu một thứ gì đó, khiến những người tiêu dùng đang có ý định sắm iPad nảy sinh ý nghĩ chờ đợi thêm một chút nữa. Apple mất 17 tháng để đưa ra một mẫu máy mới, tuy nhiên những tính năng đáng chú ý nhất của nó chỉ bao gồm một ống kính góc siêu rộng, Wi-Fi 6, và cảm biến LiDAR. Wi-Fi 6 chỉ có ích nếu bạn có router Wi-Fi 6, cảm biến LiDAR không có giao diện người dùng thực sự nào, và camera cũng không hữu dụng cho lắm trừ khi bạn dùng AR hoặc thường xuyên chụp ảnh bằng tablet.

Những điều này khiến chúng ta tự hỏi liệu iPad Pro 2020 có thực sự là thiết bị mà Apple dự định ra mắt hay không?

Vi xử lý A12Z Bionic

iPad Pro 2020 không phải là chiếc iPad “trong mơ” của Apple - Ảnh 1.

Vi xử lý trên iPad Pro 2020 là A12Z Bionic. Trong các bài đánh giá hiệu năng, người ta phát hiện ra rằng nó gần như tương đồng với vi xử lý A12X Bionic vốn được trang bị cho người tiền nhiệm từ 2 năm trước. Hai năm trôi qua, và Apple không thể cải thiện được sức mạnh xử lý? Ngạc nhiên làm sao!

Không lâu sau khi ra mắt, một số nguồn tin đã xác nhận rằng A12Z là cùng một con chip với A12X. Một sự khác biệt nho nhỏ là chip A12Z có 8 nhân GPU hoạt động thay vì 7, nhưng ngoài điều đó ra thì chẳng thể phân biệt được chúng.

Sau hai năm, với hai đời máy, Apple lại tái sử dụng CPU và GPU cũ với thêm một nhân mà trước đó đã bị tắt đi để tăng hiệu năng đồ họa lên đôi chút. Có vẻ như đó chẳng phải là điều Apple muốn với chiếc iPad mạnh mẽ và mới nhất của họ.

Camera của iPad Pro 2020

iPad Pro 2020 không phải là chiếc iPad “trong mơ” của Apple - Ảnh 2.

Những cải tiến liên quan camera trên iPad Pro mới không phải là thứ khiến người ta trầm trồ. Cụm camera này đã được phát triển cho iPhone 11, và camera góc siêu rộng sẽ rất hữu dụng đối với các ứng dụng thực tại tăng cường, vốn là một lĩnh vực mà Apple vẫn đang tiếp tục khám phá.

Nhưng cụm camera trên iPad Pro 2020 lại có nhiều hạn chế. Mặt lưng máy có 2 camera, giúp Apple mang chế độ chụp chân dung lên iPad. Cũng dễ hiểu thôi – iPhone 11 cũng có cụm camera gần như tương tự và có thể chụp ảnh có chiều sâu và ảnh chân dung. Tại sao iPad Pro 2020 lại không thể?

Hơn nữa, iPad Pro nay có thêm cảm biến LiDAR, chuyên dùng vào việc thu thông tin chiều sâu. Cảm biến này rất hữu ích với các ứng dụng AR, và còn có thể được tận dụng cho chế độ chân dung, vốn cũng cần thông tin về chiều sâu nữa.

Vậy, Apple không chỉ có cơ hội mang chế độ chân dung lên iPad với cụm camera kép, hãng cũng đã cải thiện chế độ này đáng kể so với cụm camera tương tự trên iPhone 11.

Thiếu chip U1

Trước khi iPad Pro mới ra mắt, một vài đoạn mã bị rò rỉ đã “xác nhận” rằng iPad Pro mới có chip U1. Chip U1 là một con chip băng thông siêu rộng do Apple thiết kế nhằm hỗ trợ tính năng định vị 3D. Trên iPhone 11, iPhone 11 Pro, và iPhone 11 Pro Max, chip U1 được dùng để phát hiện các điện thoại khác gần đó và ưu tiên chúng khi sử dụng AirDrop trên thiết bị bạn đang cầm.

Ứng dụng của con chip này trong tương lai là rất tiềm năng, và thiết bị AirTags mà Apple chưa công bố mới chỉ tận dụng được một phần rất nhỏ tiềm năng đó mà thôi. Kết hợp với thực tại tăng cường, bạn có thể làm được nhiều điều thú vị, như ngồi trong phòng khách, mở camera lên và bạn sẽ thấy một mũi tên chỉ về phía chùm chìa khóa của bạn. Với sự hỗ trợ từ cảm biến LiDAR trên iPad Pro 2020, mọi thứ sẽ còn ấn tượng hơn nữa.

Nhưng sau khi iPad Pro 2020 ra mắt, người ta phát hiện ra chip U1 không hề tồn tại trên thiết bị này; tính năng định hướng AirDrop và tùy chọn để tắt nó trong Settings cũng lặn mất tăm.

Tại sao Apple lại loại bỏ chip U1? Chiến dịch quảng bá iPhone 11 của Apple rõ ràng nhấn mạnh đến những tính năng chưa ra mắt nói trên. Hãng không thiết kế và trang bị cho iPhone một con chip hoàn toàn mới chỉ để hỗ trợ cho AirDrop. Apple vẫn chưa trình diễn những khả năng của U1, nhưng lại không trang bị nó cho chiếc tablet “pro” mới nhất của hãng.

Một số người đoán rằng Apple không trang bị chip U1 cho iPad Pro 2020 bởi họ sẽ cần tái thiết kế bảng mạch logic hoặc vi xử lý của máy, nhưng với thời gian đến 2 năm, tại sao Apple không thể làm điều đó? Từ trước đến nay, họ vẫn thường xuyên làm những việc này mỗi lần nâng cấp một dòng sản phẩm cơ mà?

Tại sao lại trang bị LiDAR?

iPad Pro 2020 không phải là chiếc iPad “trong mơ” của Apple - Ảnh 3.

Cảm biến LiDAR chắc chắn là một tuyệt phẩm công nghệ. Nó có thể thu thập thông tin chiều sâu với độ chính xác cao hơn nhiều, từ một khoảng cách xa hơn nhiều.

Thế nhưng trên iPad Pro mới, lợi ích thiết thực nhất của LiDAR lại là ứng dụng đo đạc Measure chính xác hơn. Nghe có vẻ đơn điệu quá. Cảm biến LiDAR không thể hiện rõ trong bất kỳ giao diện người dùng nào, và các nhà phát triển cũng mới chỉ bắt đầu thử tận dụng nó trong các ứng dụng thực tại tăng cường của họ. Đối với một trang bị phần cứng được quảng bá rầm rộ như vậy, cách làm của Apple khiến chúng ta có cảm giác nửa vời, như thể họ còn dự định tung ra một tính năng hay một sản phẩm khác cùng với chiếc iPad Pro mới, như thiết bị theo dõi AirTags chẳng hạn.

Việc trang bị LiDAR cho iPad Pro quả thực sẽ mang lại cho các nhà phát triển cơ hội để chuẩn bị cho các ứng dụng của hj trước khi iPhone 12 với LiDAR ra mắt vào mùa thu tới – đó có lẽ là lý do tại sao nó được ưu ái so với các tính năng khác đến vậy.

Không phải ai cũng dùng AR hay ứng dụng Measure. Một tính năng được quảng bá rầm rộ nhưng khi ra mắt chẳng làm được gì nhiều, quả là ngạc nhiên khi chẳng ai thắc mắc điều gì.

iPad Pro thế hệ tiếp theo

Trước đây, Apple từng có chu kỳ ra mắt iPad khá sát nhau. iPad 3 và iPad 4 được tung ra vào tháng 3 và tháng 11 cùng năm, và trên thế hệ sau, Apple đã chuyển sang cổng kết nối Lightning cùng vi xử lý A6X mạnh mẽ hơn hẳn so với A5X của thế hệ trước. Có thể năm nay, họ cũng sẽ làm điều tương tự.

iPad Pro 2020 không phải là chiếc iPad “trong mơ” của Apple - Ảnh 4.

Tin đồn mới nhất cho biết Apple đang dự tính ra mắt một chiếc iPad Pro khác vào mùa thu tới. Có thể đây mới là một bản cập nhật thực sự, với vi xử lý A13X Bionic hay thậm chí là A14X bionic, chip U1, màn hình Mini LED, cùng hàng loạt những thứ mới mẻ khác.

Chiếc iPad Pro 2020 mới ra mắt lẽ ra đã đi theo con đường này. Nhưng quá trình sản xuất màn hình mini LED gặp khó khăn, và sản lượng cũng quá thấp không thể đáp ứng một sản phẩm được quảng bá rộng rãi như iPad Pro. Không có mini LED, Apple nhiều khả năng đã phải trì hoãn mẫu iPad Pro hoàn toàn mới của họ, thay vào đó là mẫu iPad Pro mà chúng ta đang có hiện nay – một mẫu iPad Pro khác mà Apple đã phải gấp rút phát triển để kịp ra mắt, với một vài nâng cấp nhỏ mà họ có thể dễ dàng thực hiện. Đó có lẽ là lý do tại sao chúng ta không có chip U1 cùng một bảng mạch logic được tái thiết kế, vi xử lý nhanh hơn, hay những nâng cấp lớn khác. Ít nhất, thì đó là tình hình ngay lúc này.

Và Apple đã buộc phải tung ra mẫu iPad Pro mới vào đầu năm 2020, trong khi tiếp tục phát triển một mẫu iPad Pro để ra mắt vào cuối năm nay cùng iPadOS 14, với màn hình mini LED và hiệu năng được cải thiện đáng kể hơn. Đại dịch virus corona đã và sẽ tác động đến kế hoạch này như thế nào, chúng ta chẳng biết được, và Apple có lẽ đang phải chật vật để đối phó với tình hình không mấy tốt lành này.

Tham khảo: AppleInsider

Galaxy Tab S6 Lite ra mắt: Màn hình 10.4 inch, hỗ trợ bút S Pen, cấu hình tầm trung

Đây là một phiên bản rút gọn cấu hình của chiếc Galaxy Tab S6 đã ra mắt vào năm ngoái.

Chiếc Galaxy Tab S6 ra mắt vào năm ngoái được đánh giá là một trong những chiếc máy tính bảng Android tốt nhất mà người dùng có thể mua được. Thiết bị sở hữu cấu hình phần cứng mạnh mẽ nhất lúc đó, đi kèm một màn hình đẹp, loa chất lượng cao và khả năng hỗ trợ bút S Pen với nhiều tính năng độc quyền, trở thành một trong những đối thủ nặng ký của iPad.

Tuy nhiên, là sản phẩm thuộc phân khúc cao cấp, Galaxy Tab S6 có mức giá khá cao và không phải ai cũng thể bỏ tiền ra để sở hữu chiếc máy tính bảng này. Để giải quyết vấn đề về giá cả cũng như cho người dùng thêm một sự lựa chọn mới, Samsung mới đây đã cho ra mắt phiên bản rút gọn của chiếc Tab S6 có tên Galaxy Tab S6 Lite với màn hình 10.4 inch, đi kèm con chip Exynos 9611.

Galaxy Tab S6 Lite ra mắt: Màn hình 10.4 inch, hỗ trợ bút S Pen, cấu hình tầm trung - Ảnh 1.

Chiếc tablet này đã rò rỉ nhiều tin đồn kể từ hồi đầu năm nay. Và với việc là một phiên bản cắt giảm cấu hình của Galaxy Tab S6, chiếc Tab S6 Lite có thể được coi như là phiên bản nâng cấp của Galaxy Tab S5e đã ra mắt từ khá lâu, một chiếc máy tính bảng thuộc phân khúc tầm trung.

Galaxy Tab S6 Lite được trang bị một màn hình kích thước 10.4 inch, độ phân giải 2000 x 1200, tuy nhiên để cắt giảm chi phí, Samsung đã thay tấm nền AMOLED trên Galaxy Tab S6 bằng tấm nền TFT LCD trên Tab S6 Lite, cho độ sáng thấp hơn và độ chính xác màu cũng thấp hơn.

Galaxy Tab S6 Lite ra mắt: Màn hình 10.4 inch, hỗ trợ bút S Pen, cấu hình tầm trung - Ảnh 2.

Galaxy Tab S6 Lite cũng bị cắt giảm chỉ còn loa kép, thay vì 4 loa trên phiên bản cao cấp hơn. Các chấu tiếp xúc nam châm cũng bị loại bỏ, cho thấy có khả năng bàn phím mới của Samsung sẽ không hỗ trợ phiên bản Lite này. Tất nhiên, người dùng vẫn có thể sử dụng một chiếc case bảo vệ máy với phần giữ bút S Pen (như hình dưới).

Galaxy Tab S6 Lite ra mắt: Màn hình 10.4 inch, hỗ trợ bút S Pen, cấu hình tầm trung - Ảnh 3.

Về cấu hình phần cứng, Galaxy Tab S6 Lite được trang bị con chip Exynos 9611, một phiên bản ép xung của Exynos 9610 từng xuất hiện trên các thiết bị Galaxy tầm trung như Galaxy A50s, Galaxy A51 hay Galaxy M30s/M31, thậm chí là cả Galaxy M21. Đi kèm với con chip này là dung lượng RAM 4GB, ROM 64GB có hỗ trợ thẻ nhớ mở rộng. Máy được trang bị viên pin dung lượng 7040mAh, có camera 8MP ở mặt lưng và camera selfie 5MP ở mặt trước.

Galaxy Tab S6 Lite ra mắt: Màn hình 10.4 inch, hỗ trợ bút S Pen, cấu hình tầm trung - Ảnh 4.

Galaxy Tab S6 Lite sẽ được bán ra với 3 tùy chọn màu sắc là xám, hồng và xanh. Hiện tại, mức giá của thiết bị này vẫn chưa được công bố.

iPad Pro kết hợp bàn phím Magic Keyboard mới nặng hơn cả một chiếc MacBook Air 13 inch

Chọn combo iPad Pro kèm bàn phím rời để “nhẹ túi” hơn xách balo MacBook thì đúng là sai lầm!

Apple từ xưa tới nay có truyền thống giữ bí mật gần như toàn bộ thông số kỹ thuật của các sản phẩm của mình, từ cấu hình chi tiết hay thậm chí là cả trọng lượng của sản phẩm. Người dùng muốn biết các thông số này buộc phải tự mình tìm hiểu. Và mới đây, để xem xem chiếc iPad Pro 2020 và bàn phím Magic Keyboard mới có trọng lượng bao nhiêu gam, một người dùng đã thử đem nó lên bàn cân để tìm hiểu. Và kết quả là nó nặng thật sự!

Cụ thể, chỉ riêng bàn phím Magic Keyboard mới đã nặng tới 710 gam, tức là còn nặng hơn cả bản thân chiếc iPad Pro 2020 (641 gam). Khi kết hợp lại thì trọng lượng tổng thể lên tới 1362 gam, tức là nặng hơn cả chiếc MacBook Air 13 inch 2020 mới ra mắt, vốn chỉ nặng có 1290 gam. Đối với phiên bản 11 inch thì riêng bàn phím Magic Keyboard sẽ nặng 601 gam, còn khi gắn vào iPad Pro thì nặng 1072 gam.

iPad Pro kết hợp bàn phím Magic Keyboard mới nặng hơn cả một chiếc MacBook Air 13 inch - Ảnh 1.
iPad Pro kết hợp bàn phím Magic Keyboard mới nặng hơn cả một chiếc MacBook Air 13 inch - Ảnh 2.

Cho những ai chưa biết thì bàn phím Magic Keyboard thế hệ mới của Apple có đi kèm với một chân đế khá vững và cứng cáp, có thể giúp chiếc iPad Pro treo “lơ lửng”, cách mặt bàn phím một khoảng cách cố định nhằm tạo cảm giác thuận lợi hơn trong quá trình sử dụng, đặc biệt là khi gõ phím. Bản thân bàn phím Magic Keyboard mới cũng được nâng cấp với một bàn rê (trackpad) tích hợp sẵn, có thêm đèn nền để mang lại trải nghiệm sử dụng giống với các mẫu MacBook. Có lẽ chính bởi việc nâng cấp khá nhiều vậy mà chiếc Magic Keyboard có trọng lượng khá nặng như vậy.

iPad Pro kết hợp bàn phím Magic Keyboard mới nặng hơn cả một chiếc MacBook Air 13 inch - Ảnh 3.

Câu hỏi đặt ra ở đây là nếu chỉ cần một thiết bị nhỏ gọn để người dùng có thể mang đi mọi lúc mọi nơi thì liệu một chiếc iPad Pro với bàn phím Magic Keyboard có đang để sở hữu, thay vì một chiếc MacBook Air với kiểu dáng laptop truyền thống? Thiết kế của chiếc bàn phím Magic Keyboard mới bắt buộc chính nó phải có khối lượng nặng mới có thể đảm bảo độ chắc chắn khi gắn với iPad.

Tất nhiên, chúng ta không thể so sánh trải nghiệm sử dụng một chiếc iPad với một chiếc MacBook được vì dù gì iPadOS và macOS cũng là hai nền tảng hệ điều hành khác nhau, được tạo ra với những mục đích và nhu cầu sử dụng khác nhau. Với iPad thì người dùng có thể dễ dàng tháo rời bàn phím để có thể sử dụng như một chiếc máy tính bảng truyền thống.

iPad Pro kết hợp bàn phím Magic Keyboard mới nặng hơn cả một chiếc MacBook Air 13 inch - Ảnh 4.

MacBook Air 2020 vs. combo iPad Pro 2020 và bàn phím Magic Keyboard?

Nhưng nếu bạn đang cân nhắc mua một chiếc iPad Pro 2020 kèm bàn phím Magic Keyboard để thay thế MacBook Air (xét trên nhu cầu sử dụng bàn phím rời liên tục) thì có lẽ bạn nên cân nhắc lại bởi combo iPad + bàn phím sẽ vừa nặng hơn lại vừa đắt hơn cả một chiếc MacBook Air 2020 bản tiêu chuẩn (1349 USD so với 999 USD).

Nếu tính năng này là thật, Apple sẽ nâng iPad lên một tầm cao mới

Rất có thể iPad sẽ hỗ trợ Xcode, môi trường phát triển phần mềm của Apple, cho phép người dùng có thể lập trình ngay trên thiết bị này.

Các nhà phát triển MacOS và iOS sắp có thể viết được code ngay trên iPad thậm chí iPhone nếu tin đồn chưa được kiểm chứng sau đây trở thành sự thật. Theo báo cáo này, iPadOS 14 và iOS phiên bản tương đương sẽ hỗ trợ cho Xcode, môi trường phát triển phần mềm của Apple.

Báo cáo này đến từ Jon Prosser, nhà sáng lập kênh YouTube Front Page Tech, người gần đây đã dự báo chính xác ngày ra mắt của iPhone SE 2020. Vào thứ Hai vừa qua, Prosser cho biết qua Twitter rằng: “Xcode có mặt trên iOS / iPadOS 14. Điều này sẽ có ý nghĩa khổng lồ. Mở ra cánh cửa với các ứng dụng “Pro” cho iPad.”

Nếu tính năng này là thật, Apple sẽ nâng iPad lên một tầm cao mới - Ảnh 1.

Đưa Xcode lên iPad

Các nhà phát triển sử dụng môi trường Xcode để tạo ra ứng dụng cho iOS, iPadOS và MacOS. Apple từng hứa hẹn nó sẽ là “mọi thứ bạn cần để tạo ra các ứng dụng tuyệt vời và đưa những ứng dụng đó đến nhiều thiết bị hơn nữa.”

Xcode hỗ trợ nhiều ngôn ngữ khác nhau, bao gồm cả Swift của Apple, C++, Python và nhiều hơn nữa. Nhưng nó lại chỉ chạy trên các máy MacOS. Ít nhất cho đến hiện nay.

Nâng cấp đáng kể về vai trò của iPad

Nếu tính năng này là thật, Apple sẽ nâng iPad lên một tầm cao mới - Ảnh 2.

Mỗi khi có ai đó so sánh sức mạnh của iPad với những chiếc MacBook, họ sẽ luôn gặp phải một câu hỏi thường trực: “Nó có dùng được Xcode không?” Câu hỏi tu từ này như hàm ý cho rằng iPad chỉ như món đồ chơi khi nó không thể hỗ trợ công việc như các máy tính thực sự. Nhưng nếu dự đoán của Prosser chính xác, từ nay các nhà phát triển có thể sử dụng cả iPad để viết phần mềm.

Đây chính là tính năng đã được Apple từ từ nâng cấp cho các tablet của mình trong nhiều năm qua, đặc biệt là dòng iPad Pro. Giờ đây nó đã có cả cổng USB-C phổ biến, hỗ trợ truy cập tập tin ngoài, hỗ trợ chuột, … Và các bộ xử lý của iPad Pro có sức mạnh tương đương với các laptop của Apple.

Nếu iPad đã hỗ trợ Xcode, ai sẽ gọi nó là món đồ chơi nữa đây.

Tham khảo CultofMac

Trên tay và trải nghiệm nhanh bàn phím Magic Keyboard hơn 10 triệu đồng của iPad Pro: rất nặng, lắp vào dày hơn MacBook Pro 13″, bù lại phím gõ rất sướng tay

Hiện đợt hàng đầu tiên của Magic Keyboard này khi về Việt Nam đang có giá đến 10,3 triệu đồng cho bản 11 inch và 11,8 triệu đồng cho 12.9 inch.

Magic Keyboard là món phụ kiện được giới thiệu kèm trong buổi ra mắt iPad Pro 2020 vừa qua và đã nhận được sự chú ý của rất nhiều người dùng vì có tiềm năng biến chiếc máy tính bảng của hãng này thành một laptop nhỏ gọn có thể mang đi bất cứ đâu để làm việc lẫn giải trí.

Và mới đây, một cửa hàng tại Việt Nam đã đưa sản phẩm này về để người dùng sớm được trải nghiệm, tuy nhiên mức giá vẫn còn hơi cao: 10,3 triệu đồng cho bản 11 inch và 11,8 triệu đồng cho 12.9 inch.

Trên tay và trải nghiệm nhanh bàn phím Magic Keyboard hơn 10 triệu đồng của iPad Pro: rất nặng, lắp vào dày hơn MacBook Pro 13, bù lại phím gõ rất sướng tay - Ảnh 1.

Cảm nhận đầu tiên là cầm hộp đựng Magic Keyboard cho iPad Pro này đã rất nặng.

Trên tay và trải nghiệm nhanh bàn phím Magic Keyboard hơn 10 triệu đồng của iPad Pro: rất nặng, lắp vào dày hơn MacBook Pro 13, bù lại phím gõ rất sướng tay - Ảnh 2.

Đây là bàn phím dành cho phiên bản 11 inch. Mặt sau của hộp in vài “tư thế” mà chiếc Magic Keyboard này có thể điều chỉnh được khi dùng.

Trên tay và trải nghiệm nhanh bàn phím Magic Keyboard hơn 10 triệu đồng của iPad Pro: rất nặng, lắp vào dày hơn MacBook Pro 13, bù lại phím gõ rất sướng tay - Ảnh 3.

Bên trong hộp không có gì nhiều, chỉ bàn phím và sách hướng dẫn.

Trên tay và trải nghiệm nhanh bàn phím Magic Keyboard hơn 10 triệu đồng của iPad Pro: rất nặng, lắp vào dày hơn MacBook Pro 13, bù lại phím gõ rất sướng tay - Ảnh 4.

Kích thước và khoảng cách các phím vừa đủ để thao tác, không bị nhầm dù đang gõ nhanh. Cảm giác gõ phím sướng hơn MacBook Pro 13″ (kiểu cánh bướm) mà người viết đang sử dụng, hành trình phím cũng dài hơn.

Trên tay và trải nghiệm nhanh bàn phím Magic Keyboard hơn 10 triệu đồng của iPad Pro: rất nặng, lắp vào dày hơn MacBook Pro 13, bù lại phím gõ rất sướng tay - Ảnh 5.

Khác với kiểu bàn phím kết hợp cover trước đây, Magic Keyboard mới của iPad Pro có phần đế giữ khá vững để giúp iPad Pro lơ lửng và điều này rất tiện lợi khi đặt trên đùi để gõ, không bị rung lắc màn hình trong khi thao tác mạnh như trước.

Trên tay và trải nghiệm nhanh bàn phím Magic Keyboard hơn 10 triệu đồng của iPad Pro: rất nặng, lắp vào dày hơn MacBook Pro 13, bù lại phím gõ rất sướng tay - Ảnh 6.

Cũng vì thế nên độ dày của bàn phím này bị tăng lên đáng kể, cả ở phần đế tựa lẫn bàn phím phía dưới.

Trên tay và trải nghiệm nhanh bàn phím Magic Keyboard hơn 10 triệu đồng của iPad Pro: rất nặng, lắp vào dày hơn MacBook Pro 13, bù lại phím gõ rất sướng tay - Ảnh 7.

Dày hơn cả MacBook Pro 13″. Bản thân người viết không có đủ thời gian để cân chính xác, nhưng theo trang 9to5Mac thì bàn phím bản 11 inch này nặng 601gr và khi kết hợp cùng máy thì tổng cộng là 1.072gr. Đối với bản 12,9 inch con số này là 701gr, lắp vào iPad Pro 2020 12,9″ sẽ có con số lên đến 1351gr.

Trên tay và trải nghiệm nhanh bàn phím Magic Keyboard hơn 10 triệu đồng của iPad Pro: rất nặng, lắp vào dày hơn MacBook Pro 13, bù lại phím gõ rất sướng tay - Ảnh 8.

3 chấu tiếp xúc Smart Connector trên Magic Keyboard.

Trên tay và trải nghiệm nhanh bàn phím Magic Keyboard hơn 10 triệu đồng của iPad Pro: rất nặng, lắp vào dày hơn MacBook Pro 13, bù lại phím gõ rất sướng tay - Ảnh 9.

Cổng để sạc iPad Pro khi lắp vào.

Trên tay và trải nghiệm nhanh bàn phím Magic Keyboard hơn 10 triệu đồng của iPad Pro: rất nặng, lắp vào dày hơn MacBook Pro 13, bù lại phím gõ rất sướng tay - Ảnh 10.

Trackpad khi nhấn xuống nghe tiếng click và không phải là kiểu Force Touch như trên các dòng MacBook hiện nay.

Trên tay và trải nghiệm nhanh bàn phím Magic Keyboard hơn 10 triệu đồng của iPad Pro: rất nặng, lắp vào dày hơn MacBook Pro 13, bù lại phím gõ rất sướng tay - Ảnh 11.

Thao tác lắp vào và lấy ra vô cùng dễ dàng

Trên tay và trải nghiệm nhanh bàn phím Magic Keyboard hơn 10 triệu đồng của iPad Pro: rất nặng, lắp vào dày hơn MacBook Pro 13, bù lại phím gõ rất sướng tay - Ảnh 12.
Trên tay và trải nghiệm nhanh bàn phím Magic Keyboard hơn 10 triệu đồng của iPad Pro: rất nặng, lắp vào dày hơn MacBook Pro 13, bù lại phím gõ rất sướng tay - Ảnh 13.

Một vài tư thế có thể điều chỉnh trên Magic Keyboard này, về cơ bản thì phần đế này không có khớp nên người dùng có thể lật theo nhiều góc để thoải mái cho việc hiển thị và thao tác của cá nhân, chỉ riêng một điều là ta không thể mở ra hoàn toàn góc 180 độ mà thôi.

Trên tay và trải nghiệm nhanh bàn phím Magic Keyboard hơn 10 triệu đồng của iPad Pro: rất nặng, lắp vào dày hơn MacBook Pro 13, bù lại phím gõ rất sướng tay - Ảnh 14.

Cũng nhờ phần đế nặng nên người dùng cũng có thể thoải mái ghi chú trên iPad Pro mà không sợ bị lật.

Trên tay và trải nghiệm nhanh bàn phím Magic Keyboard hơn 10 triệu đồng của iPad Pro: rất nặng, lắp vào dày hơn MacBook Pro 13, bù lại phím gõ rất sướng tay - Ảnh 15.

Thậm chí là ngồi để lên đùi thao tác cũng rất vững và không lo chuyện iPad nặng lật ra sau.

Một vài ảnh chụp khác về chiếc Magic Keyboard for iPad Pro này:

Trên tay và trải nghiệm nhanh bàn phím Magic Keyboard hơn 10 triệu đồng của iPad Pro: rất nặng, lắp vào dày hơn MacBook Pro 13, bù lại phím gõ rất sướng tay - Ảnh 16.
Trên tay và trải nghiệm nhanh bàn phím Magic Keyboard hơn 10 triệu đồng của iPad Pro: rất nặng, lắp vào dày hơn MacBook Pro 13, bù lại phím gõ rất sướng tay - Ảnh 17.
Trên tay và trải nghiệm nhanh bàn phím Magic Keyboard hơn 10 triệu đồng của iPad Pro: rất nặng, lắp vào dày hơn MacBook Pro 13, bù lại phím gõ rất sướng tay - Ảnh 18.
Trên tay và trải nghiệm nhanh bàn phím Magic Keyboard hơn 10 triệu đồng của iPad Pro: rất nặng, lắp vào dày hơn MacBook Pro 13, bù lại phím gõ rất sướng tay - Ảnh 19.
Trên tay và trải nghiệm nhanh bàn phím Magic Keyboard hơn 10 triệu đồng của iPad Pro: rất nặng, lắp vào dày hơn MacBook Pro 13, bù lại phím gõ rất sướng tay - Ảnh 20.

Cảm ơn cửa hàng UTCShop.vn đã hỗ trợ chúng tôi thực hiện bài viết này.

Huawei MatePad ra mắt: Kirin 810, pin 7210mAh, tương thích bút cảm ứng, giá từ 6.3 triệu đồng

Thêm một mẫu máy tính bảng giá rẻ tới từ thương hiệu Huawei.

Ở thời điểm hiện tại thì chỉ còn mỗi Samsung và Huawei là còn “mặn mà” với các mẫu máy tính bảng Android. Mặc dù vừa mới ra mắt một mẫu tablet cao cấp vào cuối năm vừa rồi, nhưng mới đây, Huawei đã tiếp tục cho ra mắt một chiếc máy tính bảng mới có tên Huawei MatePad, phiên bản cắt giảm của chiếc MatePad Pro ra mắt vào tháng 11 năm ngoái với cách đặt tên có phần giống với Apple.

Huawei MatePad ra mắt: Kirin 810, pin 7210mAh, tương thích bút cảm ứng, giá từ 6.3 triệu đồng - Ảnh 1.

Huawei MatePad sở hữu màn hình 10.4 inch, độ phân giải 2000 x 1200, sử dụng tấm nền IPS cho chất lượng hiển thị tương đối tốt. Phần viền màn hình của máy được thiết khá đều ở cả 4 bên và được bo tròn nhẹ 4 góc màn hình. Sản phẩm được hoàn thiện từ khung và mặt lưng kim loại (nhôm).

Huawei MatePad ra mắt: Kirin 810, pin 7210mAh, tương thích bút cảm ứng, giá từ 6.3 triệu đồng - Ảnh 2.
Huawei MatePad ra mắt: Kirin 810, pin 7210mAh, tương thích bút cảm ứng, giá từ 6.3 triệu đồng - Ảnh 3.

Về mặt hiệu năng, Huawei MatePad được trang bị con chip Kirin 810 tầm trung, đi kèm với dung lượng RAM 4GB hoặc 6GB và bộ nhớ 64/128GB, có hỗ trợ thẻ nhớ mở rộng microSD lên tới 512GB. Viên pin đi kèm với máy có dung lượng 7250mAh, hỗ trợ sạc nhanh 18W.

Huawei MatePad ra mắt: Kirin 810, pin 7210mAh, tương thích bút cảm ứng, giá từ 6.3 triệu đồng - Ảnh 4.

Huawei MatePad được trang bị một camera 8MP ở mặt trước và camera đơn 8MP ở mặt lưng, có khả năng autofocus và hỗ trợ đèn LED.

Ngoài ra, chiếc máy tính bảng mới của Huawei cũng sẽ hỗ trợ cả bút stylus M-Pencil giúp người dùng có thể dễ dàng sáng tạo, phác thảo và ghi chú trực tiếp trên màn hình tương tự như dòng iPad cao cấp của Apple, tất nhiên phụ kiện bút stylus này sẽ không đi kèm sẵn mà người dùng sẽ phải mua riêng.

Huawei MatePad ra mắt: Kirin 810, pin 7210mAh, tương thích bút cảm ứng, giá từ 6.3 triệu đồng - Ảnh 5.
Huawei MatePad ra mắt: Kirin 810, pin 7210mAh, tương thích bút cảm ứng, giá từ 6.3 triệu đồng - Ảnh 6.

Về giá bán, Huawei MatePad được bán ra với hai tùy chọn màu sắc là xanh và trắng cùng mức giá từ 1899 tệ, tương đương 6.3 triệu đồng cho phiên bản Wifi và bộ nhớ 4GB/64GB. Phiên bản Wifi + LTE sẽ có giá từ 2499 tệ, tương đương 8.3 triệu đồng, lên kệ từ ngày 26/4 tới đây.

Galaxy Tab S6 Lite ra mắt tại VN: Hỗ trợ S Pen, giá 9.99 triệu đồng

Kế nhiệm sự thành công của chiếc Tab S6 cao cấp, Samsung tiếp tục cho ra mắt chiếc Tab S6 Lite giúp người dùng tiếp cận được những trải nghiệm độc đáo với một mức giá phù hợp hơn.

Hôm nay, ngày 4/5, Samsung đã chính thức giới thiệu chiếc Galaxy Tab S6 Lite tại thị trường Việt Nam. Đây là chiếc máy tính bảng tiếp theo của Samsung kế nhiệm sự thành công của dòng Tab S6 cao cấp trước đó, với mức giá rẻ hơn nhưng vẫn giúp người dùng có thể tiếp cận được với những tính năng đột phá mới như bút S Pen độc quyền, loa chất lượng tốt hay một thời lượng pin lớn.

Nhìn chung, về thiết kế, Galaxy Tab S6 Lite vẫn có kiểu dáng giống với “người anh em” Tab S6 cao cấp hơn, vẫn là một thân máy kim loại cùng độ mỏng chỉ 7mm mang tới một thiết kế sang trọng và cao cấp. Phiên bản chính hãng Việt Nam sẽ được bán ra với hai tuỳ chọn màu sắc là Xám và Xanh.

Galaxy Tab S6 Lite ra mắt tại VN: Hỗ trợ S Pen, giá 9.99 triệu đồng - Ảnh 1.

Tuy nhiên, máy sẽ có một số cắt giảm về phần cứng nhất định, như phần viền màn hình ở mặt trước sẽ dày hơn một chút, điều này cũng dễ hiểu bởi mức giá của bản Lite thấp hơn nhiều so với bản tiêu chuẩn. Màn hình của Tab S6 Lite có kích thước 10.4 inch, độ phân giải 1200 x 2000, tỷ lệ 5:3, tuy nhiên thay vì sử dụng tấm nền Super AMOLED cao cấp thì Samsung lại chỉ trang bị cho phiên bản Lite tấm nền LCD TFT, cho chất lượng hiển thị cũng không được cao.

Yếu tố được Samsung tập trung mạnh mẽ trên chiếc Tab S6 Lite này tới từ khả năng đáp ứng các trải nghiệm giải trí, khi tích hợp công nghệ loa âm thanh vòm Dolby Atmos 3D được tinh chỉnh bởi AKG (loa kép). Samsung cho biết Galaxy Tab S6 Lite được kết hợp với Spotify và Netflix nhằm đưa ra kết quả tìm kiếm những bài hát, bộ phim ngay trên thanh tìm kiếm màn hình chủ, để người dùng truy cập nội dung giải trí trong chớp mắt, hoặc có thể cài đặt bài hát ưa thích thành nhạc chuông báo thức dễ dàng.

Galaxy Tab S6 Lite ra mắt tại VN: Hỗ trợ S Pen, giá 9.99 triệu đồng - Ảnh 2.

Một yếu tố không thể không nhắc tới trên các dòng sản phẩm Tab của Samsung chính là chiếc bút S Pen độc quyền đi kèm. Với công nghệ cảm ứng điện từ khi bút tương tác với màn hình, chiếc S Pen này không cần sử dụng pin, không cần sạc, giúp thao tác liền mạch suốt thời gian sử dụng.

Về cấu hình phần cứng, Galaxy Tab S6 Lite được trang bị con chip Exynos 9611, RAM 4GB và ROM 64GB. Viên pin của máy đi kèm có dung lượng khá lớn 7040mAh và có hỗ trợ sạc nhanh 15W, chạy sẵn trên nền tảng One UI 2.0 với giao diện đặc trưng.

Galaxy Tab S6 Lite ra mắt tại VN: Hỗ trợ S Pen, giá 9.99 triệu đồng - Ảnh 3.

Galaxy Tab S6 Lite được mở bán từ ngày 15/05/2020 trên toàn quốc với giá bán đề nghị là 9.990.000 VNĐ. Người dùng tham gia chương trình đặt trước Galaxy Tab S6 Lite từ ngày 04/05 đến ngày 14/05/2020 tại các nhà bán lẻ sản phẩm Samsung trên toàn quốc sẽ nhận được bộ quà tặng bao gồm: bao da trị giá 1.49 triệu đồng (số lượng có hạn), bảo hành 2 năm, bộ mã giảm giá trị giá 400.000 VNĐ tại Highlands Coffee (Quà tặng Galaxy).