iPad Pro OLED sẽ có thiết kế mỏng nhẹ hơn

Dự kiến mẫu iPad đầu tiên trang bị màn hình OLED sẽ được ra mắt trong năm 2024.

Apple được đồn đoán sẽ trang bị tấm nền OLED lên các dòng máy iPad Pro trong tương lai gần. Trang ET News mới đây đã đăng tải một số thông tin mới liên quan tới kế hoạch ra mắt iPad OLED của Apple.

iPad Pro OLED sẽ có có thiết kế mỏng nhẹ - Ảnh 1.

Cụ thể, 2 nhà cung cấp tấm nền OLED cho Apple được kỳ vọng là Samsung và LG. Đây sẽ là 2 nhà sản xuất chính, nhiều khả năng Apple cũng sẽ giao nhiệm vụ tương tự cho BOE, một công ty sản xuất tấm nền OLED tới từ Trung Quốc. Các mẫu iPad đầu tiên trang bị màn hình OLED dự kiến sẽ ra mắt trong năm 2024.

Với việc sử dụng tấm nền OLED, đặc điểm là có các điểm ảnh tự phát sáng chứ không phụ thuộc vào đèn nền như màn hình LCD hay mini LED, iPad OLED sẽ có thiết kế mỏng nhẹ hơn so với iPad sử dụng tấm nền LCD như hiện tại, từ đó có thể giúp Apple trang bị thêm các linh kiện hoặc tăng dung lượng pin trên các mẫu iPad thế hệ mới.

iPad Pro OLED sẽ có có thiết kế mỏng nhẹ - Ảnh 2.

Apple cũng được cho là đang phát triển một lớp phủ đặc biệt nhằm tăng cường độ bền của màn hình. Lớp tráng phủ này sẽ trang bị trên iPad OLED đầu tiên.

Trước đó, có thông tin cho biết màn hình OLED trang bị trên iPad sẽ sử dụng công nghệ lớp phát quang kép, cho phép tăng cường độ sáng của màn hình cao hơn nhiều so với OLED thông thường và các tấm nền LCD hiện tại.

Ngày đầu iPhone 13 về Việt Nam, loạt đồ Apple giảm giá sốc, iFan nhanh tay vào chốt đơn ngay!

iPhone, iPad, Airpods đều giảm giá mạnh, thậm chí lên đến 7 triệu đồng, fan nhà Táo tha hồ lên đời.

iPhone 11 – 128GB giảm từ 21.990.000đ xuống còn 14.890.000đ

iPhone 12 giảm từ 22.990.000đ xuống còn 20.400.000đ

iPhone 12 Pro – 128GB giảm từ 30.990.000đ xuống còn 25.890.000đ

Apple AirPods 2 – Case sạc thường giảm từ 4.990.000đ xuống còn 3.190.000đ

Apple AirPods Pro giảm từ 7.990.000đ xuống còn 4.990.000đ

Apple Watch SE 40mm (GPS) Viền Nhôm – Dây Cao Su giảm từ 8.990.000đ xuống còn 7.000.000đ

Apple Watch Series 6 44mm (GPS) Viền Nhôm Dây Cao Su giảm từ 13.990.000đ xuống còn 9.500.000đ

iPad Pro 12.9 2020 Wifi 256GB giảm từ 29.999.000đ xuống còn 27.999.000đ

iPad Pro 11 2020 Wifi 512GB giảm từ 29.999.000đ xuống còn 27.999.000đ

Bút Apple Pencil 1 giảm từ 3.590.000đ xuống còn 2.900.000đ

Phone Arena gợi ý 5 máy tính bảng cho hội mê đọc sách điện tử

Ngoài máy đọc sách chuyên dụng, bạn hoàn toàn có thể mua máy tính bảng thông thường để phục vụ nhu cầu này.

Từ khi iPad ra đời, các loại máy tính bảng cứ thế trở nên tốt hơn theo từng năm. Cả màn hình, hiệu năng và các tính năng đều được cải tiến, gói gọn trong thiết kế ngày càng mỏng nhẹ.

Khi tìm kiếm máy tính bảng để đọc sách, bạn nên ưu tiên chọn các loại máy trọng lượng càng nhẹ càng tốt, kèm theo đó là màn hình sáng, độ chi tiết tốt và chất lượng hiển thị cao để đọc lâu không làm đau mỏi mắt. Ngoài ra còn phải có kho sách đủ lớn, cập nhật thường xuyên.

Theo Phone Arena, dưới đây là 5 mẫu máy tính bảng đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu đó.

Apple iPad mini 2019 – 11.790.000đ

Hóa ra không phải máy đọc sách, mà iPad mini 2019 mới xứng đáng mua về để đọc sách điện tử. Phone Arena đánh giá cao mẫu máy này vì có kích thước nhỏ nhẹ, mỏng manh nhưng hiệu năng vẫn đủ tốt. Màn hình LCD 7.9 inch của máy có chất lượng cao, dễ đọc chữ ở mọi điều kiện sáng. Ngoài ra máy còn ăn điểm với camera chất lượng ổn, thời lượng pin lâu và hỗ trợ bút Apple Pencil.

Dù vậy, điểm trừ của máy là thiết kế lỗi thời, thao tác điều hướng chưa được tối ưu và tốc độ sạc pin quá chậm.

Samsung Galaxy Tab A 8.4 2020 – 3.890.000đ 

Các dòng Tab S series của Samsung xịn thật, nhưng kích thước toàn trên 11 inch quá lớn để cầm đọc sách. Vì thế, dòng Tab A 8.4 2020 này lại là lựa chọn tốt hơn cả.

Phone Arena chọn Tab A 8.4 2020 trong danh sách này vì nó là lựa chọn đủ tốt với mức giá rẻ, màn hình fullHD LCD IPS đủ nét đẹp và kích thước, trọng lượng đều vừa tay, dùng lâu không bị mỏi.

Cấu hình của máy không có gì nổi bật, chỉ ở mức đủ dùng, và thời lượng pin đủ dài để dùng từ sáng tới tối mới phải lo sạc lại.

Amazon Kindle Paperwhite – 2.750.000đ

Nhắc đến máy tính bảng đọc sách làm sao có thể bỏ qua các máy đọc sách chuyên dụng từ Amazon được? Chiếc máy có màn hình 6 inch e-ink cho cảm giác như đang đọc giấy thật, độ chi tiết đạt mức 300ppi nên sắc nét đến từng nét chữ. Kho sách (tiếng Anh) của Kindle cũng là một trong những kho sách có số lượng lớn nhất.

Kindle Paperwhite có nhiều phiên bản khác nhau, từ tích hợp wifi đến 4G, bộ nhớ trong 8GB hoặc 32GB. Bản nào cũng có ưu điểm vượt trội so với các lựa chọn khác trong danh sách này là khả năng chống nước IPX8, tức là có thể nhúng hẳn xuống nước dùng mà không xi nhê.

Apple iPad Pro 11 2021 – 22.390.000đ

Phone Arena chọn iPad Pro 11 2021 cho danh sách này vì kết hợp được màn hình chất lượng rất tốt với trọng lượng chỉ 466gr, tính ra vẫn ổn hơn là iPad Air dù máy này nhẹ hơn khoảng gần 10gr.

Ngoài đọc sách, bạn còn dùng được iPad Pro 11 2021 vào rất nhiều thứ khác, từ giải trí đến công việc. Mức giá đắt đỏ của máy thực sự đáng đồng tiền bát gạo về lâu dài.

Amazon Fire HD 8 2020 – 2.190.000đ

Một lựa chọn máy tính bảng siêu rẻ, giá chỉ khoảng 2 triệu đồng nhưng vẫn đủ tốt cho các nhu cầu cơ bản chính là Fire HD 8 bản 2020. Máy có màn hình 8 inch HD vừa đủ sắc nét, chất lượng khá ổn để đọc sách thoải mái. Ngoài ra, máy cũng có sẵn kho sách Kindle như dòng máy đọc sách, dùng tiện lợi hơn Android hay iOS.

Cấu hình máy nghe chừng yếu nhưng lại chạy phiên bản Android được Amazon tùy biến nên cho hiệu năng rất ổn. Tuy nhiên, máy không có Google Play Store mà dùng Amazon Store nên cũng đáng cân nhắc.

Chuyển từ báo giấy sang báo mạng, một tờ báo bỏ ra hàng triệu USD mua iPad tặng độc giả

Đây được coi là cách để tờ báo này giữ chân độc giả trong thời điểm ngày một ít người đọc báo giấy.

Chattanooga Times Free Press, một tờ báo có trụ sở tại thành phố Chattanooga (bang Tennessee, Mỹ) đã quyết định bỏ ra hàng triệu USD để mua iPad tặng độc giả, trong nỗ lực chuyển đổi từ một tờ báo giấy sang một tờ báo điện tử.

Bắt đầu từ tuần này, thay vì nhận được những tờ báo giấy như thường lệ, độc giả của Chattanooga Times Free Press sẽ đọc các tin bài thông qua ứng dụng trên iPad. Phiên bản “số hoá” của tờ báo này trên iPad có cách thể hiện tương tự như phiên bản giấy, nhưng có thêm một số tính năng khác. Đến giữa năm 2022, Chattanooga Times Free Press kỳ vọng sẽ chấm dứt hoàn toàn việc phân phối những ấn phẩm giấy, ngoại trừ một số báo đặc biệt vào Chủ nhật hàng tuần.

Số tiền mà Chattanooga Times Free Press sử dụng để mua iPad cho độc giả là 4.4 triệu USD. Ngoài ra, toà báo này còn phải bỏ ra thêm 1.7 triệu USD cho công tác đào tạo nhân viên và quảng bá, nhằm đảm bảo độc giả của mình sẽ có sự “chuyển đổi số” dễ dàng nhất. 

Chuyển từ báo giấy sang báo mạng, một tờ báo bỏ ra hàng triệu USD mua iPad tặng độc giả - Ảnh 1.

Rõ ràng, hơn 6 triệu USD là số tiền không nhỏ. Nhưng theo ông Walter E. Hussman, Tổng biên tập của tờ báo này, đó là cách duy nhất để một tờ báo như Chattanooga Times Free Press có thể tiếp tục hoạt động. 

Hussman cho biết lợi nhuận thu về từ việc xuất bản báo chí ở Mỹ đã thay đổi. Năm 2006, doanh thu quảng cáo của tờ báo Mỹ đạt đỉnh 47 tỷ USD. Nhưng đến năm 2017, con số đó đã giảm xuống dưới 12 tỷ USD do sự bành trướng của các ông lớn trong lĩnh vực quảng cáo online như Facebook và Google. Năm 2020 vừa qua, báo chí Mỹ chỉ thu về 8.8 tỷ USD từ quảng cáo.

Thay vì tìm sa thải nhân viên hay giảm nội dung trang báo, Hussman đã quyết định cắt giảm chi phí ở quá trình in ấn và phân phối báo giấy. Bên cạnh đó, ấn phẩm điện tử còn đem đến vô vàn lợi thế khác cho độc giả như khả năng điều chỉnh được cỡ chữ, ảnh có màu (thay vì đen trắng như báo giấy), tích hợp video, báo nói. Một chiếc iPad cũng có thể lưu tới 60 số báo khác nhau.

Ngoài ra, việc tặng iPad cho độc giả không khiến cho Chattanooga Times Free Press “lỗ” như nhiều người nghĩ. Hiện tại, tờ báo này đang thu phí độc giả 34 USD/tháng, tương đương 408 USD/năm. Trong khi đó, một chiếc iPad có giá chỉ 329 USD. Cộng với việc Pad có thể hoạt động nhiều năm mà không cần thay thế, có thể thấy đây là một khoản đầu tư mang tính chất lâu dài của Chattanooga Times Free Press. 

Dùng iPad để work from home quá đơn giản với loạt phụ kiện giá từ 125k này

iPad không phải chỉ để nghịch cho vui đâu vì dùng làm việc cũng “mê” lắm nếu đã có những món phụ kiện này.

Thứ đầu tiên cần có để dùng iPad làm việc là một chiếc bàn phím thật ổn áp, chứ gõ văn bản bằng màn hình cảm ứng thì khác nào “cực hình” đâu. Lựa chọn phù hợp nhất là nguyên combo bao da kèm bàn phím không dây.

Loại đầu tiên rõ ràng phải là hàng “chính chủ” từ Apple, xịn xò sang chanh, ai nhìn cũng biết “con nhà có điều kiện”, chỉ tội cái giá lên tới 4.5 triệu thì hơi kén người mua đấy.

Dùng iPad để work from home quá đơn giản với loạt phụ kiện giá từ 125k này - Ảnh 1.

Bao da bàn phím Apple Smart Keyboard cho các dòng iPad Pro/Air đúng chuẩn “đắt xắt ra miếng”.

Bao da bàn phím Apple Smart Keyboard
  • Giá: Từ 4.500.000đ

Dù vậy, hội con nhà nghèo đừng lo vì vẫn có đầy các lựa chọn khác giá chỉ từ hơn 200k là có. Trải nghiệm tất nhiên không bằng, thiết kế hơi “xí” nhưng để work from home thì quá ổn áp rồi. Có loại còn kèm cả chuột Bluetooth và ngăn đựng bút Apple Pencil nữa cơ.

Dùng iPad để work from home quá đơn giản với loạt phụ kiện giá từ 125k này - Ảnh 3.

Bao da kiêm bàn phím giá rẻ cho iPad cực dễ kiếm, giá lại rẻ chỉ từ 200k là có nguyên combo.

Nếu mới chỉ có bao da thì phải chuẩn bị thêm bàn phím không dây nữa là “chuẩn bài”. Lựa chọn thì vô vàn, từ giá rẻ chỉ khoảng 100k đến tiền triệu cũng có, các bạn chỉ cần quan tâm ví dày hay mỏng thôi.

Dùng iPad để work from home quá đơn giản với loạt phụ kiện giá từ 125k này - Ảnh 5.

Bàn phím Bluetooth giờ rất rẻ, hơn 100k cũng có mà tiền triệu thì quá xịn luôn!

Món cuối cùng tưởng không quan trọng nhưng lại quan trọng cực kì, nhất là với hội “đau cột sống”, sợ gù lưng mỏi cổ, chính là một chiếc giá đỡ iPad để nâng màn hình lên cao hơn. Mỗi khi dùng sẽ không phải gục đầu xuống nữa. Các loại giá đỡ này cũng “bạt ngàn” lựa chọn từ rẻ đến đắt, có loại chỉ vài chục nghìn nhưng có loại xịn xò lên tới cả triệu lận.

Dùng iPad để work from home quá đơn giản với loạt phụ kiện giá từ 125k này - Ảnh 7.

Một chiếc giá đỡ iPad nâng màn hình sẽ giúp bạn tránh cảnh “đau cột sống”, gù lưng mỏi cổ nếu phải dùng lâu.

Lùi lịch ra mắt iPhone và thay thế bằng sự kiện Apple Watch, iPad, Apple One là bước đi cực kỳ hợp lý của Tim Cook vào lúc này

iFan đã quá quen với lịch ra mắt tháng 9 của iPhone. Nhưng trong một năm đầy biến động như năm nay, sản phẩm số 1 của Apple sẽ buộc phải nhường lại sân kháu chính cho những người anh em khác.

Chỉ vài tiếng nữa thôi, sự kiện tháng 9 của Apple sẽ chính thức diễn ra. Nhưng khác với mọi năm, đây sẽ không phải là sự kiện dành cho iPhone. Dựa vào thông điệp “Time Flies”, gần như chắc chắn Apple Watch sẽ là nhân vật chính. Các nguồn tin rò rỉ cho biết iPad mới cũng sẽ ra mắt, rất có thể là iPad Air nhưng chưa rõ có iPad Mini và iPad giá rẻ (10.2 inch) hay không. Gói dịch vụ Apple One (bao gồm Music, Apple TV+, Arcade, iCloud và News+) cũng sẽ ra mắt trong sự kiện 15/9.

Chính Apple khi công bố kết quả tài chính quý 2 vào cuối tháng 7 cũng đã khẳng định iPhone năm nay sẽ ra mắt muộn hơn mọi năm. Và quả thật, xét tới tình hình vào lúc này, đẩy Apple Watch, iPad và Apple One lên sớm thay thế cho iPhone có thể coi là quyết định rất hợp lý của Tim Cook.

Lùi lịch ra mắt iPhone và thay thế bằng sự kiện Apple Watch, iPad, Apple One là bước đi cực kỳ hợp lý của Tim Cook vào lúc này - Ảnh 1.

Bộ tứ iPhone 12 sẽ không phải là nhân vật chính trong sự kiện 15/9 của Apple.

Đầu tiên, vì sao Apple lại nên lùi lịch ra mắt iPhone so với mọi năm? Hiển nhiên câu trả lời là Covid-19. Tính đến đầu tháng 9, số ca mắc nCOV tại thị trường quan trọng nhất của Apple là Mỹ hiện vẫn cao đáng kể so với tháng 4. Số ca tại Anh, Pháp hay Ấn Độ đang có xu hướng tăng trở lại. Ngay cả các quốc gia đã kiểm soát tốt Covid-19 cũng đã phải gánh chịu thiệt hại về kinh tế và do đó cần thời gian hồi phục.

iPhone hiện vẫn là nguồn thu lớn nhất của Apple, chiếm tới gần một nửa tổng doanh thu của cả công ty. Do đó, Apple chắc chắn sẽ muốn chờ đợi đến một thời điểm tươi sáng hơn để ra mắt iPhone, tạo khởi đầu tốt đẹp hơn cho dòng sản phẩm giá cao này.

Trong quá khứ, Tim Cook đã từng sử dụng một chiêu bài tương tự vào năm 2017. Viện cớ nguồn cung ứng, chiếc iPhone nghìn đô đầu tiên đã bị đẩy lùi ngày ra mắt tới tận tháng 11, khi tâm lý mua sắm đã lên tới đỉnh điểm do Lễ Tạ Ơn và Giáng Sinh cận kề. Ngay lập tức, iPhone X vươn lên đè bẹp các đối thủ (và những chiếc iPhone giá rẻ hơn) để trở thành smartphone bán chạy nhất thế giới. Vị thế này được chiếc iPhone đắt đỏ giữ vững cho tới tận khi bị thay thế bởi iPhone XS.

Lùi lịch ra mắt iPhone và thay thế bằng sự kiện Apple Watch, iPad, Apple One là bước đi cực kỳ hợp lý của Tim Cook vào lúc này - Ảnh 2.

“Khoảng trống tháng 9” nên được tận dụng để quảng bá cho các sản phẩm khác, vốn ngày một quan trọng hơn.

Dĩ nhiên, việc iPhone 12 ra mắt muộn chắc chắn cũng sẽ tạo ra khoảng trống trong lòng các iFan và trên các kênh truyền thông. Đẩy sớm các sản phẩm mác Táo khác lên là bước đi hợp lý để tận dụng khoảng trống đó, tăng cường sức hút cho các sản phẩm này.

Không mấy ngạc nhiên, Apple Watch là nhân vật chính. Trong nhiều quý gần đây, danh mục phụ kiện/wearable do Apple Watch là chủ đạo đã thường xuyên là dòng tiền cao thứ hai của Apple trong lĩnh vực phần cứng. Trong bối cảnh doanh số iPhone đã bão hòa, việc người dùng chuyển sự chú ý sang phụ kiện để mở rộng trải nghiệm smartphone là tất yếu. Khi tách Apple Watch ra khỏi sự kiện iPhone, Apple chắc chắn sẽ tạo được một cơn lốc truyền thông “nhỏ”, giúp tăng cường nguồn thu vẫn còn rất tiềm năng này.

Tiếp đến là iPad và Apple One. Có thể nói rằng, hai sản phẩm này sẽ tạo thành một liên minh đặc biệt quan trọng trong thời đại “bình thường mới”. Apple One chắc chắn sẽ giúp lượng người dùng của các dịch vụ thành viên tăng mạnh khi nhiều người tiêu dùng vẫn đang hạn chế ra ngoài, dẫn đến nhu cầu giải trí, liên lạc và làm việc tại nhà gia tăng.

iPad giờ có thể coi là sản phẩm để thúc đẩy doanh thu cho Apple TV+ và các dịch vụ khác. Quý 2 vừa qua, iPad đã tăng trưởng mạnh sau nhiều năm lên xuống khá nhàm chán. Khi một mùa nghỉ lễ “đặc biệt” (vì Covid) sắp tới gần, nhu cầu iPad có lẽ sẽ còn tiếp tục tăng. Chọn iPad làm nhân vật chính thứ hai trong sự kiện 15/9 sắp tới là cách tốt nhất để tận dụng sức hút này, thay vì “nhồi nhét” vào chung một sự kiện với iPhone.

Lùi lịch ra mắt iPhone và thay thế bằng sự kiện Apple Watch, iPad, Apple One là bước đi cực kỳ hợp lý của Tim Cook vào lúc này - Ảnh 3.

iPad Air và Apple One sẽ là vũ khí đáng gờm trong thời đại bình thường mới.

Ngay lúc này đây, bằng cách tổ chức một sự kiện riêng cho Apple Watch, iPad và Apple One, nhà Táo sẽ dễ dàng lấp bớt “khoảng trống tháng 9” và thúc đẩy các mảng kinh doanh vốn có vai trò ngày một quan trọng hơn.

Trải nghiệm iPad Pro 2020 từ góc nhìn của người chưa bao giờ dùng máy tính bảng

Một người chưa bao giờ sử dụng máy tính bảng sẽ thấy thế nào khi lần đầu cầm và làm việc trên chiếc iPad Pro 2020?

iPad Pro: thiếu hay thừa?

Nhiều người bạn từng nói với tôi rằng iPad là món đồ công nghệ không mua thì thấy thiếu, nhưng mua xong thì lại thấy thừa, có khi còn ví von rằng mua về chỉ làm đẹp đội hình là chính. Vì nghe những ý kiến như thế nên tôi vô tình bị áp ý nghĩ này vào đầu, dần rồi ý định mua iPad cho bản thân cũng không còn đó nữa.

Nhưng rồi mới đây khi iPad Pro 2020 ra mắt và xem xong clip quảng cáo của Apple hướng dẫn cách sử dụng máy tính thế nào cho đúng, ý nghĩ tìm mua 1 chiếc iPad đã bắt đầu quay lại trong tôi.

uQuảng cáo iPad Pro.

Cũng phải nói thêm rằng, tôi là người sử dụng nhiều hệ sinh thái khác nhau, với máy tính làm việc thì chọn MacBook, máy tính để bàn ở nhà chạy Windows ráp từ thời sinh viên chơi game, điện thoại chính là iPhone còn phụ là một chiếc Samsung. Tuyệt nhiên, cả đời tôi chưa lần nào sở hữu một chiếc máy tính bảng cả. Thế nên trước khi quyết định “tất tay” cho duyên mới này hay không, tôi tìm mượn bằng được chiếc iPad Pro mới để trải nghiệm thử hai ngày, xem như là demo cái đã.

Trải nghiệm iPad Pro 2020 từ góc nhìn của người chưa bao giờ dùng máy tính bảng - Ảnh 2.

Cũng may là tìm được con máy để trải nghiệm trước ngày cách ly toàn xã hội, giờ thì ở nhà vọc vạch thôi nào!

Cầm “lẻ” thì thiếu, lắp đủ đồ chơi thì ngon

Khi dùng lần đầu, tôi chợt nhận ra có lẽ như iPad Pro sinh ra không phải là để cầm trên tay trong thời gian dài, dù là phiên bản 11 inch nhưng cầm 1 lúc thì cũng mỏi nhừ cả tay. Và tôi nghĩ nếu cầm trên tay thì rõ ràng chiếc máy tính bảng này không khác gì một chiếc smartphone phóng lớn, chẳng có thể làm gì được ngoại trừ đọc báo/sách hay lướt Facebook. Chơi game trên màn hình lớn nhìn mọi thứ rõ nét cũng thích thật, nhưng thao tác cực khó.

Nhưng mục đích của tôi đâu chỉ có giải trí, iPad này phải phục vụ được cả công việc nữa! Thế là buổi chiều lại cặm cụi đi tìm mượn thêm phụ kiện và đến lúc này tôi mới nhận ra iPad chỉ có thể “full công lực” khi có đủ hết tất cả các món đồ chơi kèm theo. Bạn sẽ không thể ngồi xem phim cả buổi nếu không có chỗ tựa cho iPad, hay cũng không thể gõ văn bản cả ngày bằng cách chạm cảm ứng mãi được.

Trải nghiệm iPad Pro 2020 từ góc nhìn của người chưa bao giờ dùng máy tính bảng - Ảnh 4.

Một chút góc #LàmỞNhà. “Full công lực” cho iPad Pro khi có bàn phím và chuột.

Đây là cover Folio cho iPad Pro 2018 tôi mượn để tạm lên cho có chỗ đứng, phần khoét camera theo kiểu 2018 nên hơi cấn đôi chút nhưng vẫn có thể đặt lên dùng được. Bàn phím kèm theo cover này nhìn chung gõ cũng ổn nhưng dùng thời gian dài có lẽ không đủ phê.

Sau nửa ngày dùng, tôi quyết định hỏi mượn tiếp bàn phím khác, lần này may mắn có được Magic Keyboard. Kết nối xong, gõ và nghe tiếng tách tách từ bàn phím nghe sướng hơn hẳn, thậm chí lúc quay trở về với chiếc Macbook Pro 2019 tôi còn cảm giác bị “tụt mood” vì bàn phím cánh bướm quá chán. 

Nhìn chung, iPad Pro được kèm phụ kiện thì quá là tuyệt!

Hệ điều hành iPad OS mới: Mượt, dễ làm quen, đa nhiệm cực thích

Cảm nhận phần lớn thời gian sử dụng chiếc iPad Pro 2020 này của tôi là hài lòng, và tất nhiên hệ điều hành iPad OS góp công rất lớn để trải nghiệm này được “thăng hoa”. Là một người chưa bao giờ dùng máy tính bảng như tôi, bước vào thế giới của iPad OS hóa ra lại vô cùng dễ dàng và chỉ vài phút là đã quen gần như tất cả.

Và phải nói rằng, tôi rất thích từng chi tiết nhỏ nhưng mang đến trải nghiệm lớn cho người dùng của Apple. Chẳng hạn như khi tôi kết nối iPad với chuột ngoài, trỏ chuột sẽ xuất hiện theo dạng chấm tròn màu xám mờ, không quá to khiến “gai mắt” nhưng cũng không quá nhỏ để tôi có thể nhận ra nó đang ở đâu trên màn hình này.

Và khi đưa trỏ đến gần các thanh công cụ hay icon ứng dụng , nó sẽ tự động “hoà nhập” lại để thao tác dễ hơn, đỡ bị trượt khi click vào.

Trải nghiệm iPad Pro 2020 từ góc nhìn của người chưa bao giờ dùng máy tính bảng - Ảnh 7.
Trải nghiệm iPad Pro 2020 từ góc nhìn của người chưa bao giờ dùng máy tính bảng - Ảnh 8.

Hay như muốn chia màn hình, tôi chỉ cần vài thao tác kéo thả là có thể làm việc song song, một bên là trang web thông tin cần Google và một bên là để Docs gõ bài. Mọi thứ rất mượt và trôi chảy, gần như không có độ trễ nào là điều mà tôi rất thích khi làm việc multitask trên iPad Pro này.

Trải nghiệm iPad Pro 2020 từ góc nhìn của người chưa bao giờ dùng máy tính bảng - Ảnh 9.

Ngoài ra tôi cũng có thể linh hoạt sử dụng giữa chuột, bàn phím lẫn màn hình cảm ứng tùy theo từng tình huống. Theo cảm nhận cá nhân, vuốt thoát hoặc multitask cửa sổ bằng ngón tay nhanh hơn rê chuột, hay tô chọn một đoạn văn bản bằng cảm ứng với tôi vẫn nhanh hơn là dùng chuột kèm bàn phím. Mỗi thứ đều có cái hay riêng và khi ta biết tận dụng hết thì thao tác còn nhanh hơn cả laptop.

Thực chất công việc của tôi không đòi hỏi nhiều thứ phức tạp, chỉ cần một thiết bị có khả năng multitask tốt, chia đôi màn hình được và hoạt động mượt mà là đủ. Ở iPad Pro 2020 này, tôi thấy nó hội tụ đủ những thứ tôi cần.

Có thể nhiều bạn cho rằng, một chiếc laptop cũng có thể làm được, tại sao lại cần tablet nữa? Đúng, nhưng với những ngữ cảnh của riêng cá nhân tôi, thì nó lại hoàn toàn hợp lý hơn tất thảy các laptop khác.

Chỉ so riêng với Macbook Pro 13 mà tôi đang sử dụng, iPad Pro gọn nhẹ hơn nhiều mà lại mang tính cơ động không kém, tôi có thể ngồi bất cứ đâu thoải mái, từ nhà ra phố, từ phòng ngủ cho tới phòng ăn, khi không cần dùng đến thì bỏ vào balo cũng gọn hơn hẳn với Macbook. 

Trải nghiệm iPad Pro 2020 từ góc nhìn của người chưa bao giờ dùng máy tính bảng - Ảnh 12.

Thao tác phím tắt khá giống MacOS

Trải nghiệm iPad Pro 2020 từ góc nhìn của người chưa bao giờ dùng máy tính bảng - Ảnh 13.

Lại còn thoải mái kết nối với ổ cứng để đọc dữ liệu.

Hay nếu thích ngồi tại bàn làm việc, tôi có thể mở rộng không gian hiển thị hơn bằng cách biến iPad thành màn hình thứ hai cho Macbook cũng được.

Chưa kể đến là khi tối đến muốn cho người nhà xem video cùng thì cứ việc bật Netflix lên và “trao tay”, không cần phải quá lo lắng đến việc đưa cả một chiếc laptop chỉ để ngồi coi phim hay Youtube.

Và với công việc hiện tại, iPad Pro này có thể đáp ứng đầy đủ cho tôi, từ gõ bài, lọc ảnh từ thẻ nhớ máy ảnh, hậu kỳ ảnh, dựng thành bài viết hoàn chỉnh mà không gặp bất kỳ khó khăn nào. Tất cả những dòng chữ, những hình ảnh đã được chỉnh sửa mà bạn xem ở toàn bộ bài viết này, đều được chính tay tôi thực hiện ngay trên chiếc iPad.

Trải nghiệm iPad Pro 2020 từ góc nhìn của người chưa bao giờ dùng máy tính bảng - Ảnh 14.

Bài viết này được hoàn thành từ trên chính màn hình iPad Pro 2020.

Tất nhiên hiệu năng của iPad Pro không chỉ gói gọn với những công việc của tôi ở trên. Với khả năng kết hợp cùng bút Apple Pencil, chiếc tablet này sẽ rất hữu dụng với những bạn làm nghề đồ họa, sáng tạo nội dung… có thể mang đi bất cứ đâu để làm việc lẫn giải trí.

Trải nghiệm iPad Pro 2020 từ góc nhìn của người chưa bao giờ dùng máy tính bảng - Ảnh 15.

Hình mẫu cho giải trí tại gia

Chưa bao giờ tôi thấy việc giải trí tại gia lại cần nhiều như lúc này, khi mà chúng ta buộc phải ở nhà để chung tay ngăn ngừa dịch bệnh lây lan và những thiết bị điện tử bên cạnh sẽ là bạn đồng hành trong những ngày dài này.

Màn hình có độ sáng 600 nits với độ phủ màu rộng giúp iPad Pro có thể truyền tải được các nội dung video rất đã mắt dù ở trong nhà hay ngồi ngoài vườn có ánh nắng chói chang. Điểm cộng của màn này còn nằm ở chỗ có độ làm tươi 120 Hz, vì vậy từ việc vuốt cuộn trên web, sách e-book hay xem phim đều rất mướt.

Điều khiến tôi ấn tượng tiếp theo là hệ thống loa. Chạy thử một tập phim Money Heist trên Netflix, tôi hơi giật mình vì âm lượng của máy quá lớn, tất cả là vì nó có đến 4 loa chia đều cho 2 cạnh bên (khi đặt theo chiều dọc thì 2 loa hướng lên và 2 loa hướng xuống). Ngoài âm lượng lớn, chất lượng âm thanh của chiếc tablet này theo tôi đánh giá ở mức khá ổn, tức có thể xem phim, nghe nhạc ở mức thưởng thức vừa đủ, các dải âm không bị lấn vào nhau còn để nói về xuất sắc thì gần như không hề có.

Trải nghiệm iPad Pro 2020 từ góc nhìn của người chưa bao giờ dùng máy tính bảng - Ảnh 17.

Chia sẻ một thiết bị như thế này cho mọi người trong gia đình, cùng biến nó thành một món công nghệ để giải trí tại gia thì sẽ rất tuyệt. Bố có thể đọc tin tức, mẹ xem Youtube hướng dẫn nấu ăn, còn tôi thì xem Netflix trước khi đi ngủ.

Thứ tôi chưa thực sự cảm thấy thoải mái với chiếc iPad Pro này chính là chơi game. Màn hình của nó quá to để có thể cầm trên tay thao tác, nhất là với các tựa game đòi hỏi phải xử lý liên tục như PUBG Mobile hay Liên Quân Mobile thì tôi đành chịu thua. 

Trải nghiệm iPad Pro 2020 từ góc nhìn của người chưa bao giờ dùng máy tính bảng - Ảnh 18.

Nếu giải trí nhẹ nhàng một vài game Arcade thì có lẽ sẽ phù hợp với chiếc máy này hơn.

Đôi chút về camera, dù biết rằng camera trên iPad Pro năm nay cũng được nâng cấp nhiều, nhưng cá nhân tôi không thích dùng đến nó, vì ai cần cầm một chiếc máy tính bảng to nặng để chụp đâu chứ. Với tôi, cứ đưa iPhone lên chụp, sau đó chuyển nhanh qua AirDrop và chỉnh sửa ngay trên iPad rồi đăng lên mạng xã hội hoặc dùng để viết bài tiện hơn rất nhiều. Apple có một hệ sinh thái như thế, chỉ cần tận dụng là sẽ thấy nó hoạt động kết nối với nhau vô cùng hiệu quả.

Trải nghiệm iPad Pro 2020 từ góc nhìn của người chưa bao giờ dùng máy tính bảng - Ảnh 19.

Trông cụm camera mới hấp dẫn đấy, nhưng đó không phải là thứ mà tôi quan tâm.

Kết luận

Sau 2 ngày trải nghiệm nhanh, một người bạn có hỏi tôi rằng cảm nhận về chiếc máy này thế nào? Có tù túng so với laptop mà tôi đang dùng hay không? Tôi đã suy nghĩ rất nhiều và hôm nay sau khi trả máy, tôi đã nhận ra chính iPad Pro này mang đến cho tôi một trải nghiệm rất riêng. Nó không hề tù túng như cái cách mà Apple làm với iOS, nhưng ngược lại lại mang đến cảm giác sử dụng vô cùng tự do, từ công việc bàn giấy cho đến công việc sáng tạo và cả giải trí.

Nhưng, sự tự do ấy muốn có được cũng phải đánh đổi khá nhiều, đó là giá thành. Thật sự thì giá thành của một chiếc iPad Pro này, dù là 2018 hay 2020 cũng vẫn còn khá chát, chưa kể ta phải cần trang bị thêm cover, bàn phím và thậm chí là chuột thì trải nghiệm ấy mới hoàn toàn tự do.

Cuối cùng, quay trở lại với những ý kiến mà ngày trước tôi bị áp đặt vào, rằng “iPad là món đồ không mua thì thấy thiếu, nhưng mua rồi lại thấy thừa”, tôi nghĩ có lẽ thời điểm ấy họ đã đúng, vì có thể iPad khi ấy chưa hoàn chỉnh, hoặc OS chưa được chuyên nghiệp để có thể làm được nhiều thứ hơn. Nếu là tôi khi ấy, chọn chiếc iPad từ nhiều năm trước, có lẽ cũng sẽ sớm bán đi; nhưng với iPad hiện tại, có lẽ tôi phải bỏ ống heo từ bây giờ để sớm “kết duyên” cùng nó trong tương lai.

Cảm ơn CellphoneS đã hỗ trợ tôi thực hiện bài viết này.

Trên tay và trải nghiệm nhanh bàn phím Magic Keyboard hơn 10 triệu đồng của iPad Pro: rất nặng, lắp vào dày hơn MacBook Pro 13″, bù lại phím gõ rất sướng tay

Hiện đợt hàng đầu tiên của Magic Keyboard này khi về Việt Nam đang có giá đến 10,3 triệu đồng cho bản 11 inch và 11,8 triệu đồng cho 12.9 inch.

Magic Keyboard là món phụ kiện được giới thiệu kèm trong buổi ra mắt iPad Pro 2020 vừa qua và đã nhận được sự chú ý của rất nhiều người dùng vì có tiềm năng biến chiếc máy tính bảng của hãng này thành một laptop nhỏ gọn có thể mang đi bất cứ đâu để làm việc lẫn giải trí.

Và mới đây, một cửa hàng tại Việt Nam đã đưa sản phẩm này về để người dùng sớm được trải nghiệm, tuy nhiên mức giá vẫn còn hơi cao: 10,3 triệu đồng cho bản 11 inch và 11,8 triệu đồng cho 12.9 inch.

Trên tay và trải nghiệm nhanh bàn phím Magic Keyboard hơn 10 triệu đồng của iPad Pro: rất nặng, lắp vào dày hơn MacBook Pro 13, bù lại phím gõ rất sướng tay - Ảnh 1.

Cảm nhận đầu tiên là cầm hộp đựng Magic Keyboard cho iPad Pro này đã rất nặng.

Trên tay và trải nghiệm nhanh bàn phím Magic Keyboard hơn 10 triệu đồng của iPad Pro: rất nặng, lắp vào dày hơn MacBook Pro 13, bù lại phím gõ rất sướng tay - Ảnh 2.

Đây là bàn phím dành cho phiên bản 11 inch. Mặt sau của hộp in vài “tư thế” mà chiếc Magic Keyboard này có thể điều chỉnh được khi dùng.

Trên tay và trải nghiệm nhanh bàn phím Magic Keyboard hơn 10 triệu đồng của iPad Pro: rất nặng, lắp vào dày hơn MacBook Pro 13, bù lại phím gõ rất sướng tay - Ảnh 3.

Bên trong hộp không có gì nhiều, chỉ bàn phím và sách hướng dẫn.

Trên tay và trải nghiệm nhanh bàn phím Magic Keyboard hơn 10 triệu đồng của iPad Pro: rất nặng, lắp vào dày hơn MacBook Pro 13, bù lại phím gõ rất sướng tay - Ảnh 4.

Kích thước và khoảng cách các phím vừa đủ để thao tác, không bị nhầm dù đang gõ nhanh. Cảm giác gõ phím sướng hơn MacBook Pro 13″ (kiểu cánh bướm) mà người viết đang sử dụng, hành trình phím cũng dài hơn.

Trên tay và trải nghiệm nhanh bàn phím Magic Keyboard hơn 10 triệu đồng của iPad Pro: rất nặng, lắp vào dày hơn MacBook Pro 13, bù lại phím gõ rất sướng tay - Ảnh 5.

Khác với kiểu bàn phím kết hợp cover trước đây, Magic Keyboard mới của iPad Pro có phần đế giữ khá vững để giúp iPad Pro lơ lửng và điều này rất tiện lợi khi đặt trên đùi để gõ, không bị rung lắc màn hình trong khi thao tác mạnh như trước.

Trên tay và trải nghiệm nhanh bàn phím Magic Keyboard hơn 10 triệu đồng của iPad Pro: rất nặng, lắp vào dày hơn MacBook Pro 13, bù lại phím gõ rất sướng tay - Ảnh 6.

Cũng vì thế nên độ dày của bàn phím này bị tăng lên đáng kể, cả ở phần đế tựa lẫn bàn phím phía dưới.

Trên tay và trải nghiệm nhanh bàn phím Magic Keyboard hơn 10 triệu đồng của iPad Pro: rất nặng, lắp vào dày hơn MacBook Pro 13, bù lại phím gõ rất sướng tay - Ảnh 7.

Dày hơn cả MacBook Pro 13″. Bản thân người viết không có đủ thời gian để cân chính xác, nhưng theo trang 9to5Mac thì bàn phím bản 11 inch này nặng 601gr và khi kết hợp cùng máy thì tổng cộng là 1.072gr. Đối với bản 12,9 inch con số này là 701gr, lắp vào iPad Pro 2020 12,9″ sẽ có con số lên đến 1351gr.

Trên tay và trải nghiệm nhanh bàn phím Magic Keyboard hơn 10 triệu đồng của iPad Pro: rất nặng, lắp vào dày hơn MacBook Pro 13, bù lại phím gõ rất sướng tay - Ảnh 8.

3 chấu tiếp xúc Smart Connector trên Magic Keyboard.

Trên tay và trải nghiệm nhanh bàn phím Magic Keyboard hơn 10 triệu đồng của iPad Pro: rất nặng, lắp vào dày hơn MacBook Pro 13, bù lại phím gõ rất sướng tay - Ảnh 9.

Cổng để sạc iPad Pro khi lắp vào.

Trên tay và trải nghiệm nhanh bàn phím Magic Keyboard hơn 10 triệu đồng của iPad Pro: rất nặng, lắp vào dày hơn MacBook Pro 13, bù lại phím gõ rất sướng tay - Ảnh 10.

Trackpad khi nhấn xuống nghe tiếng click và không phải là kiểu Force Touch như trên các dòng MacBook hiện nay.

Trên tay và trải nghiệm nhanh bàn phím Magic Keyboard hơn 10 triệu đồng của iPad Pro: rất nặng, lắp vào dày hơn MacBook Pro 13, bù lại phím gõ rất sướng tay - Ảnh 11.

Thao tác lắp vào và lấy ra vô cùng dễ dàng

Trên tay và trải nghiệm nhanh bàn phím Magic Keyboard hơn 10 triệu đồng của iPad Pro: rất nặng, lắp vào dày hơn MacBook Pro 13, bù lại phím gõ rất sướng tay - Ảnh 12.
Trên tay và trải nghiệm nhanh bàn phím Magic Keyboard hơn 10 triệu đồng của iPad Pro: rất nặng, lắp vào dày hơn MacBook Pro 13, bù lại phím gõ rất sướng tay - Ảnh 13.

Một vài tư thế có thể điều chỉnh trên Magic Keyboard này, về cơ bản thì phần đế này không có khớp nên người dùng có thể lật theo nhiều góc để thoải mái cho việc hiển thị và thao tác của cá nhân, chỉ riêng một điều là ta không thể mở ra hoàn toàn góc 180 độ mà thôi.

Trên tay và trải nghiệm nhanh bàn phím Magic Keyboard hơn 10 triệu đồng của iPad Pro: rất nặng, lắp vào dày hơn MacBook Pro 13, bù lại phím gõ rất sướng tay - Ảnh 14.

Cũng nhờ phần đế nặng nên người dùng cũng có thể thoải mái ghi chú trên iPad Pro mà không sợ bị lật.

Trên tay và trải nghiệm nhanh bàn phím Magic Keyboard hơn 10 triệu đồng của iPad Pro: rất nặng, lắp vào dày hơn MacBook Pro 13, bù lại phím gõ rất sướng tay - Ảnh 15.

Thậm chí là ngồi để lên đùi thao tác cũng rất vững và không lo chuyện iPad nặng lật ra sau.

Một vài ảnh chụp khác về chiếc Magic Keyboard for iPad Pro này:

Trên tay và trải nghiệm nhanh bàn phím Magic Keyboard hơn 10 triệu đồng của iPad Pro: rất nặng, lắp vào dày hơn MacBook Pro 13, bù lại phím gõ rất sướng tay - Ảnh 16.
Trên tay và trải nghiệm nhanh bàn phím Magic Keyboard hơn 10 triệu đồng của iPad Pro: rất nặng, lắp vào dày hơn MacBook Pro 13, bù lại phím gõ rất sướng tay - Ảnh 17.
Trên tay và trải nghiệm nhanh bàn phím Magic Keyboard hơn 10 triệu đồng của iPad Pro: rất nặng, lắp vào dày hơn MacBook Pro 13, bù lại phím gõ rất sướng tay - Ảnh 18.
Trên tay và trải nghiệm nhanh bàn phím Magic Keyboard hơn 10 triệu đồng của iPad Pro: rất nặng, lắp vào dày hơn MacBook Pro 13, bù lại phím gõ rất sướng tay - Ảnh 19.
Trên tay và trải nghiệm nhanh bàn phím Magic Keyboard hơn 10 triệu đồng của iPad Pro: rất nặng, lắp vào dày hơn MacBook Pro 13, bù lại phím gõ rất sướng tay - Ảnh 20.

Cảm ơn cửa hàng UTCShop.vn đã hỗ trợ chúng tôi thực hiện bài viết này.

iPadOS 14 ra mắt: Cải thiện giao diện ứng dụng, hỗ trợ chuyển đổi chữ viết tay thành văn bản, tìm kiếm toàn hệ thống,…

iPadOS 14 mới tiếp tục nâng cấp trải nghiệm sử dụng của người dùng bằng cách mang tới những thay đổi nhỏ trong giao diện.

Tại sự kiện WWDC 2020 tổ chức trực tuyến vào 0h rạng sáng nay (theo giờ Việt Nam), Apple đã chính thức giới thiệu nền tảng hệ điều hành iPadOS 14 hoàn toàn mới dành cho các thiết bị iPad bên cạnh iOS 14 dành cho iPhone và iPod touch. iPadOS 14 năm nay tập trung vào việc cải thiện giao diện ứng dụng để tận dụng lợi ích của không gian màn hình lớn trên iPad. Mặc dù không phải là những thay đổi lớn, tuy nhiên với các thay đổi nhỏ về giao diện sử dụng đối với các ứng dụng hệ thống như Photos, Music, Calendar… trải nghiệm của người dùng sẽ được cải thiện một cách rõ rệt.

iPadOS 14 ra mắt: Cải thiện giao diện ứng dụng, hỗ trợ chuyển đổi chữ viết tay thành văn bản, tìm kiếm toàn hệ thống,... - Ảnh 1.

Cụ thể, hai ứng dụng Photos và Music giờ đây sẽ được tích hợp một giao diện menu ở cạnh trái (Sidebar Menu), cho phép người dùng có thể chuyển qua lại giữa các nội dung trong ứng dụng. Ứng dụng Calendar giờ đây cũng sẽ có thêm nhiều tùy chọn điều khiển ở phía trên cùng của màn hình.

iPadOS 14 ra mắt: Cải thiện giao diện ứng dụng, hỗ trợ chuyển đổi chữ viết tay thành văn bản, tìm kiếm toàn hệ thống,... - Ảnh 2.

iPadOS mới cũng mang tới giao diện sử dụng Siri mới tương tự như iOS 14. Cả Siri và giao diện cuộc gọi đến sẽ không còn chiếm toàn bộ màn hình khi sử dụng nữa, thay vào đó Siri sẽ có một biểu tượng ở góc dưới của màn hình và giao diện cuộc gọi đến thì hoạt động tương tự như thông báo đẩy, tương thích với các ứng dụng bên thứ ba như Skype.

iPadOS 14 ra mắt: Cải thiện giao diện ứng dụng, hỗ trợ chuyển đổi chữ viết tay thành văn bản, tìm kiếm toàn hệ thống,... - Ảnh 3.

Nâng cấp đáng chú ý tiếp theo tới từ Apple Pencil. Với tính năng “Scribble” mới được giới thiệu, người dùng iPad giờ đây có thể sử dụng bút Apple Pencil để để viết và chuyển đổi chữ viết tay thành văn bản số để có thể copy và paste vào bất cứ đâu (hiện tại mới chỉ nhận diện tiếng Anh và tiếng Trung). Ứng dụng Apple Notes cũng sẽ nhận diện chữ viết tay với các nội dung khác nhau như số điện thoại, địa chỉ hay cho phép chuyển đổi các hình dạng vẽ tay thành các biểu tượng đẹp mắt hơn.

iPadOS 14 ra mắt: Cải thiện giao diện ứng dụng, hỗ trợ chuyển đổi chữ viết tay thành văn bản, tìm kiếm toàn hệ thống,... - Ảnh 4.

Tiếp tục là một thay đổi lớn về giao diện khi Apple giới thiệu một trình tìm kiếm mới có tên Universal Search. Tính năng này có thể được sử dụng như một menu ứng dụng để người dùng tìm và chọn ứng dụng cần mở, hoặc có thể tìm bất cứ thứ gì mà người dùng cần, như danh bạ, tài liệu hay thậm chí là tìm nội dung trong các ứng dụng có hỗ trợ Universal Search. Tính năng này hoạt động gần như tương tự với Spotlight trên macOS, tìm kiếm bất cứ thứ gì có trên máy.

iPadOS 14 ra mắt: Cải thiện giao diện ứng dụng, hỗ trợ chuyển đổi chữ viết tay thành văn bản, tìm kiếm toàn hệ thống,... - Ảnh 5.

iPadOS hiện tại mới chỉ gần được một năm tuổi kể từ khi Apple công bố việc tách hoàn toàn iOS với iPadOS, biến iPad trở thành một thiết bị hỗ trợ người dùng đích thực với nhiều tính năng độc đáo, thay vì chỉ giống như là một phiên bản iPhone phóng to. iPadOS đã đi theo hướng thay đổi hoàn toàn mới và đã khác hoàn so với các phiên bản trước đây, thậm chí là so với iOS khi mang tới trải nghiệm đa nhiệm di động gần như tương tự như các máy tính desktop.

iPadOS 14 ra mắt: Cải thiện giao diện ứng dụng, hỗ trợ chuyển đổi chữ viết tay thành văn bản, tìm kiếm toàn hệ thống,... - Ảnh 6.

Hiện tại, Apple chưa công bố danh sách các thiết bị tương thích với iPadOS 14, tuy nhiên có vẻ như những thiết bị tương thích với iPadOS cũ đều sẽ được nâng cấp lên iPadOS 14 mới. Phiên bản iOS 14 và iPadOS 14 thử nghiệm sẽ sớm được Apple phát hành tới các nhà phát triển và lập trình viên trong một vài ngày tới, theo sau đó là phiên bản chính thức sẽ được phát hành cùng với iPhone mới ra mắt vào mùa thu năm nay.

Phải chăng chiếc iPad tối thượng chính là một chiếc Mac?

WWDC làm nổi lên nhiều câu hỏi về tương lai của máy Mac. Nhưng nó còn khiến chúng ta tự hỏi về iPad nữa.

Đâu mới là chiếc máy tính tương lai của Apple? Hẳn nhiều người trong chúng ta đã đặt ra câu hỏi đó ít nhất một lần. Có thể bạn viết lách hoặc làm công việc thường ngày trên một chiếc MacBook. Nhưng bạn lại thích sử dụng iPad hơn bởi nó tiện lợi, với một loạt các ứng dụng hiện đại, linh hoạt, và đã tiến rất gần đến thời điểm có thể thay thế được MacBook. Nhưng sau nhiều năm suy đoán, có lẽ tương lai của iPad mà chúng ta vẫn đang chờ đợi sẽ đến dưới một hình dạng khác, với một cái tên khác.

Chiếc iPad Pro gần đây nhất chỉ là một bản cập nhật nhỏ, bao gồm cảm biến chiều sâu Lidar ở cụm camera sau để hỗ trợ tốt hơn cho các ứng dụng AR tiên tiến, và một ốp bàn phím tích hợp trackpad tiện lợi hơn. Nhưng ngoài những thứ đó, nó tương tự như chiếc iPad Pro thế hệ trước, vốn ra mắt một năm rưỡi trước đó. Việc iPad Pro chỉ có một số thay đổi nhỏ nhặt khiến chúng ta có cảm giác chẳng có gì thay đổi cả. Có lẽ phần mềm mới sẽ giúp chiếc iPad này tiến hóa chăng? WWDC có thể mang lại những thay đổi đó.

Quả thực, trong bài thuyết trình tại WWDC năm nay, Apple đã công bố nhiều tính năng mới cho iPad trên iPadOS 14. Và có một số tính năng thực sự hữu ích. Tích hợp nhận dạng chữ viết tay vào Apple Pencil đồng nghĩa cây bút này cuối cùng cũng đã trở thành một công cụ để viết thực sự, chứ không chỉ đơn thuần là một công cụ hội họa. Những biểu tượng kiểu mới trông như widget vốn nổi bên trên homescreen của iPad khiến nó có cảm giác giống máy tính hơn. Năm ngoái, Apple đã cho widget xuất hiện ở một góc màn hình iPad. Thay đổi mới đây là một bước tiến nhỏ, nhưng đáng được chào đón.

Còn đa nhiệm tốt hơn thì sao? Nhiều ứng dụng iPad sẽ được tích hợp các thanh sidebar tương tự Mac, hứa hẹn khả năng truy xuất tập tin theo cách kéo-thả. Siri sẽ đáp ứng tốt hơn với ngữ cảnh. Các cuộc gọi không còn che kín toàn bộ màn hình iPad nữa. Những điều này không thể được gọi là cải tiến, nhưng chúng bắt đầu làm cho iPad giống Mac hơn.

Trong khi đó, về phía Mac, Apple cũng công bố một số thông tin hấp dẫn. Chuyển sang sử dụng các vi xử lý mới do Apple “trồng” được – giống những con chip mà hãng này đã trang bị cho iPhone, iPad và mọi thứ khác – sẽ tạo đà cho Mac công phá lãnh địa mới. Tim Cook xem đây là một thời khắc quan trọng – mà đúng là như vậy thật.

Phải chăng chiếc iPad tối thượng chính là một chiếc Mac? - Ảnh 1.

Tựa game Monument Valley 2 của iOS chạy trên macOS 11.0 Big Sur

Dòng sản phẩm Mac tiếp theo của Apple, và mọi thứ mà họ đã hứa hẹn, sẽ chạy trên những con chip không quá khác biệt so với những vi xử lý tiên tiến nhất của iPad. Thậm chí Apple từng thử nghiệm macOS trên chip A12Z mới nhất của iPad Pro. Và các máy Mac dùng vi xử lý ARM sẽ chạy được cả ứng dụng iOS lẫn iPadOS.

Trong khi đó, phiên bản macOS mới nhất sẽ được trang bị thêm nhiều tính năng giống iOS hơn nữa. Từ Control Center cho đến triết lý thiết kế, khi nhìn vào các ứng dụng, có lẽ bạn sẽ quên mất chúng đang chạy trên Mac hay iPad.

Đã có không ít tin đồn rằng iPad và Mac rồi sẽ kết hợp thành một. Mọi thứ tại WWDC năm nay đã thể hiện điều đó, rằng Mac và iPad đang hội tụ lại với nhau. Câu hỏi duy nhất là điều đó sẽ mất bao lâu, và sản phẩm cuối cùng sẽ trông như thế nào.

Có thể đó là một chiếc iPad với nhiều cửa sổ ứng dụng, tương thích linh hoạt hơn với các ứng dụng Mac. Một phần cứng iPad chạy macOS. Một chiếc iPad trong hình hài laptop. Hoặc đơn giản là chiếc iPad Pro hiện tại kèm bàn phím, nhưng qua nhiều thế hệ đã trở nên hoàn mỹ hơn. Một thứ đáp ứng tốt hơn nhu cầu công việc của mọi người và có khả năng kết nối với nhiều phụ kiện hơn. Một thứ gì đó quản lý các tập tin tốt hơn.

Ở thời điểm hiện tại, iPad có lẽ là chiếc máy tính của tương lai, còn Mac là một thiết bị già cỗi. Mỗi năm, iPad lại tiến đến gần việc thay thế máy tính. Liệu Apple có làm sống lại ý tưởng về máy Mac, với chipset ARM của iPad? Có thể chiếc máy như vậy sẽ có thể làm mọi thứ mà iPad chưa làm được, và được tích hợp những tính năng đặc trưng của iPad. Một chiếc Mac màn hình cảm ứng, hỗ trợ Pencil, nhỏ gọn, và có thể được dùng như tablet?

Không ai biết điều gì sẽ xảy ra. Nhưng chẳng hề điên rồ chút nào nếu bạn nghĩ rằng chiếc Mac tương lai sẽ hòa làm một với iPad. Và thiết bị đó sẽ là kẻ kế vị thực sự của iPad Pro – thứ lẽ ra phải ở đây ngay lúc này, nhưng lại vẫn đang được phát triển ở đâu đó, chờ ngày xuất đầu lộ diện.

Tham khảo: CNET